Xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt kỷ lục 11 tỷ USD
Chiều ngày 27/11, Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022 và kế hoạch năm 2023. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Thu - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, giá trị sản xuất thủy sản năm 2022 tăng 3% so với năm ngoái, tổng sản lượng đạt trên 9 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng là 5,2 triệu tấn, sản lượng khai thác là 3,8 triệu tấn.
Đây cũng là năm thứ 2 thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Tổng cục Thủy sản. Trong năm 2022, các chỉ tiêu mà ngành đặt ra đều đã đạt vượt mức.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm ước đạt mức kỷ lục là 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và tăng 22,2% so với kế hoạch 9 tỷ USD.
Đáng chú ý, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng trong năm là tôm với gần 4,2 tỷ USD (tăng gần 13% so với năm ngoái); Cá tra đạt 2,35 tỷ USD (tăng tới 70% so với cùng kỳ).
Trị giá xuất khẩu tháng 11 của ngành gỗ sụt giảm đáng kể do thị trường Mỹ giảm tiêu thụ
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Mỹ giảm 22% trong tháng 11 so với cùng kỳ khi đạt gần 571,3 triệu USD, khiến trị giá xuất khẩu chung của ngành gỗ sụt giảm đáng kể, vì trị giá xuất khẩu sang Mỹ chiếm 49% trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ cũng như sản phẩm gỗ.Xuất khẩu trái cây năm 2022 đạt hơn 3,1 tỷ USD: Cơ sở để kỳ vọng năm 2023 sẽ tiếp tục tăng
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã có buổi trao đổi ngày 21/12 cho biết năm 2022 nhìn chung là một năm khá thành công đối với xuất khẩu khẩu mặt hàng trái cây vì nguồn cung dồi dào, thời điểm gần Tết, có nhiều thị trường mới mở cửa cũng như tình hình biên giới khi lưu thông tốt.Ngành xuất khẩu rau quả sẽ bùng nổ vào năm 2023?
Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc dù đã bớt khó khăn, thế nhưng tính chung trong 11 tháng đầu năm xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này đã giảm 22% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt 1,4 tỷ USD.Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, năm 2022 là một năm khó khăn nhưng trước đó ngành nông nghiệp đã có sẵn kịch bản, các đối sách giúp tháo gỡ khó khăn, thách thức đó.
Trong năm nay, với bối cảnh giá xăng dầu tăng thì nông nghiệp đã giảm khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng, nhờ sự chuẩn bị từ năm 2021 và đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng.
Bên cạnh đó, việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật đã giúp nâng cao năng suất và sức cạnh tranh. Về chế biến, công suất chế biến được khai thông giúp tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm.
Chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm bị đứt gãy trên toàn cầu, nhưng ngành nông nghiệp lại đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, tới cả Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc. Nhờ vậy mà xuất khẩu thủy sản năm nay ước đạt 11 tỷ USD, cao mức kỷ lục.
Kế hoạch xuất khẩu trong năm 2023 với mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, tổng sản lượng rơi vào khoảng 8,7 triệu tấn. Thứ trưởng cho biết, nền kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức kể từ tháng 8 tới nay.
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản triển khai các giải pháp sát thực tiễn nhằm đảm bảo duy trì đà tăng trưởng cùng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2023.
Ông Tiến cho hay, ngành thủy sản đã đặt mục tiêu ở mức khiêm tốn là 10 tỷ USD, ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng sẽ vẫn năng động, sáng tạo, linh hoạt để phát triển các giải pháp tăng tốc ở những thời điểm thích hợp.