Xuất khẩu rau quả và thủy sản Việt Nam tới EU vẫn còn khiêm tốn
BÀI LIÊN QUAN
VPA: Xuất khẩu hồ tiêu 2022 có thể dưới mức 1 tỷ USD năm thứ 5 liên tiếpXuất khẩu trái cây năm 2022 đạt hơn 3,1 tỷ USD: Cơ sở để kỳ vọng năm 2023 sẽ tiếp tục tăngThực trạng hiện nay của các doanh nghiệp: Xuất khẩu kỷ lục nhưng năm mới lại lo thiếu đơn hàngBộ Công Thương cho biết xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam - EU có nhiều sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Cụ thể, trao đổi thương mại song phương đạt 54,9 tỷ USD, đã tăng 12% so với cùng kỳ trong năm đầu thực thi EVFTA. Theo đó, xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 11%. Bước sang năm thứ 2 thực thi, con số đạt 61,4 tỷ USD tăng gần 12% và xuất khẩu đạt 45 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 11 tháng đầu năm nay đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, với xuất khẩu trong đó đạt 43,5 tỷ USD tăng 21%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều chứng kiến mức tăng trưởng cao như giày dép tăng 19%, dệt may tăng 24%, thủy sản tăng 41%.
Trị giá xuất khẩu tháng 11 của ngành gỗ sụt giảm đáng kể do thị trường Mỹ giảm tiêu thụ
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Mỹ giảm 22% trong tháng 11 so với cùng kỳ khi đạt gần 571,3 triệu USD, khiến trị giá xuất khẩu chung của ngành gỗ sụt giảm đáng kể, vì trị giá xuất khẩu sang Mỹ chiếm 49% trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ cũng như sản phẩm gỗ.Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt gần 7 triệu tấn trị giá 4 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 đạt gần 7 triệu tấn, tổng trị giá khoảng 4 tỷ USD. Kết quả này rất ấn tượng trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang có nhiều biến động và gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của nông sản Việt.Ngành xuất khẩu rau quả sẽ bùng nổ vào năm 2023?
Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc dù đã bớt khó khăn, thế nhưng tính chung trong 11 tháng đầu năm xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này đã giảm 22% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt 1,4 tỷ USD.Thế nhưng, theo Bộ Công Thương, cơ hội và dư địa từ thị trường EU còn rất nhiều, những có cả lý do chủ quan và khách quan khiến doanh nghiệp Việt vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường.
Tại các quốc gia châu Âu, thương hiệu Việt Nam vẫn chưa được biết đến nhiều hoặc chưa có. Theo đó, lợi ích và giá trị mà các doanh nghiệp Việt có được chưa xứng với tiềm năng.
Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), hiện Việt Nam có 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực tới EU, gồm dệt may, máy vi tính, máy móc và thiết bị, rau củ quả tươi, gạo, thủy sản, giày dép.
Theo ông Khanh, EVFTA đã đưa thuế suất với mặt hàng rau quả từ 20% xuống 0%, tuy nhiên, hiện mặt hàng rau quả tươi, chế biến Việt Nam mới chiếm khoảng 2,7% thị phần tại EU. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt vẫn có cơ hội lớn để đặt mặt hàng rau củ quả tươi, chế biến xuất khẩu sang EU.
Nếu không có EVFTA, mức thuế suất với nhóm mặt hàng thủy sản sẽ ở mức 20%. Thế nhưng, với cam kết từ EVFTA, trong 3 năm đã xóa bỏ thuế với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, xóa 90,3% và 100% kim ngạch tương ứng trong 5 năm và 7 năm.
Thế nhưng, xuất khẩu thủy sản của nước ta tới thị trường EU mới chỉ chiếm 4,2% thị phần, do đó dư địa để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này tới EU vẫn còn lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Kinh doanh xuất khẩu (Tập đoàn Lộc Trời), sản lượng xuất khẩu gạo của Lộc Trời sang EU tăng mạnh qua các năm nhờ có EVFTA, từ mức 2.000 tấn lên 24.000 tấn trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.
Theo ông Hiếu, doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng của sản phẩm, nhất là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm gia tăng tính bền vững khi xuất khẩu vào thị trường EU.