meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

VPA: Xuất khẩu hồ tiêu 2022 có thể dưới mức 1 tỷ USD năm thứ 5 liên tiếp

Thứ năm, 22/12/2022-13:12
Dự kiến trong cả năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu được tổng cộng 230.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch là 970 triệu USD; chiếm 40% thị phần và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Tuy nhiên, với ước tính này thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn ở mức dưới 1 tỷ USD trong năm thứ 5 liên tiếp.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 vẫn dưới 1 tỷ USD

Theo như báo cáo mới đây của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), tính đến hết tháng 11 năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được tổng cộng 212.000 tấn hồ tiêu các loại. Trong đó, tiêu đen là hơn 183.000 tấn còn tiêu trắng là gần 28.000 tấn. Lượng xuất khẩu này đã giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với mức giảm hơn 37.000 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại “lội ngược dòng” khi tăng gần 4%, tương đương với 34 triệu USD.

Dự kiến trong cả năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu được tổng cộng 230.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch là 970 triệu USD; chiếm 40% thị phần và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Tuy nhiên, với ước tính này thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn ở mức dưới 1 tỷ USD trong năm thứ 5 liên tiếp.


Dự kiến trong cả năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu được tổng cộng 230.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch là 970 triệu USD; chiếm 40% thị phần và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới
Dự kiến trong cả năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu được tổng cộng 230.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch là 970 triệu USD; chiếm 40% thị phần và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới

Ngày 21/12 vừa qua, trong Hội thảo thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu và gia vị Việt Nam theo hiệp định EVFTA, ông Lê Việt Anh - Chánh Văn phòng VPA cho biết, giá hồ tiêu kể từ đầu năm đến nay đã giảm liên tục, điều này tác động không nhỏ đến việc đầu tư cũng như chăm sóc của nông dân đối với cây tiêu. Chưa kể, lợi nhuận của người trồng còn bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố khác như: Biến đổi khí hậu, giá vật tư, phân thuốc cùng với nhân công vẫn đang neo đậu ở mức cao.

Ngoài ra, việc thắt chặt room tín dụng cùng với lãi suất ngân hàng tăng cao càng khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, ảnh hưởng của cuộc xung đột Đông Âu, giá nhiên liệu tăng cao cùng với tình trạng lạm phát kinh tế trên phạm vi toàn cầu ngày càng kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ hồ tiêu, đặc biệt là tại các quốc gia ở khu vực EU và Mỹ. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, dù quốc gia này đã nới lỏng chính sách “Zero Covid” trong thời gian qua, thế nhưng theo dự kiến của VPA, sức mua phải đến đầu quý 2 năm sau mới có thể tăng trở lại.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Việt Anh cho biết: “Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam. Trung bình mỗi năm, nước này nhập khẩu khoảng 50.000 tấn hồ tiêu, tương đương với mức bình quân nhập khẩu mỗi tháng là 4.000 - 5.000 tấn. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ nới lỏng chính sách Zero Covid, thế nên phải đến sau Tết Nguyên đán, đầu tháng 4 năm 2023 khi Việt Nam vào vụ thu hoạch và nguồn cung dồi dào, họ sẽ thu mua mạnh”.

EU vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất

Theo số liệu của VPA, bên cạnh Trung Quốc thì các quốc gia châu Âu cũng là thị trường lớn của hồ tiêu Việt Nam, sản lượng hàng năm lên đến 8.000-49.000 tấn/năm, chiếm 22-23% thị phần và cũng là thị trường khó tính với nhiều đòi hỏi chất lượng cao. 


Bên lề hội thảo, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch VPA chia sẻ và cho biết, một trong số những yếu tố tích cực trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 là nhờ Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA)
Bên lề hội thảo, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch VPA chia sẻ và cho biết, một trong số những yếu tố tích cực trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 là nhờ Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA)

Bên lề hội thảo, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch VPA chia sẻ và cho biết, một trong số những yếu tố tích cực trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 là nhờ Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA), chính vì thế việc xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này vẫn có nhiều lợi thế về thuế suất khi so sánh với những đối thủ khác như Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka hay Campuchia.

Cụ thể, thuế nhập khẩu hồ tiêu xay hoặc nghiền xuất khẩu sang EU đã giảm từ mức 4% xuống chỉ còn 0%. Đáng chú ý, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng được đánh giá rất cao về năng lực chế biến, khi tỷ lệ hàng qua chế biến thời điểm hiện tại đang chiếm đến 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thế nhưng theo bà Hoàng Thị Liên, nhu cầu sử dụng hồ tiêu tại EU rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu lại mới chỉ tập trung được vào một số thị trường chính tại khu vực này như Đức, Anh hay Hà Lan… Trong khi đó, nhiều quốc gia khác tại “lục địa già” vẫn đang bị bỏ ngỏ, đặc biệt là tại khu vực Đông Âu. 

Chưa kể, tại thị trường này còn tồn tại một thách thức vô cùng lớn, đó là những quy định về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm thường xuyên thay đổi theo chiều hướng ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt hơn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp, nông dân cùng với hợp tác xã nên bắt tay với nhau, liên kết với nhau một cách chặt chẽ trong việc sản xuất, mục đích tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và bền vững, có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu của các thị trường trên thế giới.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch VPA Hoàng Thị Liên nhấn mạnh: “Bà con cần lưu ý để có thể đảm bảo chất lượng hồ tiêu và tuân thủ thời gian cách ly, tránh việc tồn dư quá ngưỡng các hóa chất mà châu Âu kiểm soát”.  


Ông Lương Phước Vinh - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Tentamus, cho biết tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý châu Âu thời điểm hiện tại đã cao hơn mặt bằng chung của nhiều thị trường trên thế giới
Ông Lương Phước Vinh - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Tentamus, cho biết tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý châu Âu thời điểm hiện tại đã cao hơn mặt bằng chung của nhiều thị trường trên thế giới

Trong một diễn biến khác, ông Lương Phước Vinh - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Tentamus, cho biết tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý châu Âu thời điểm hiện tại đã cao hơn mặt bằng chung của nhiều thị trường trên thế giới. Thực tế cũng cho thấy, nếu muốn đưa hàng vào các hệ thống siêu thị của họ lại càng khó khăn hơn. Ví dụ như, dư lượng hóa chất nào đó mà các cơ quan chức năng EU quy định là 0,1% thì trong các hệ thống siêu thị chỉ cho phép là 0.07%. Đây chinh là những điều quan trọng mà những nhà xuất khẩu Việt cần lưu ý nếu như muốn xâm nhập sâu hơn vào bên trong các thị trường này.  

Trong khi đó, bà Nguyễn Nhật Minh - đại diện Công ty Vietnam Insight cho biết, Việt Nam năm 2022 vẫn là nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới; tuy nhiên tại Đức - vốn được biết đến là quốc gia nhập khẩu và phân phối hồ tiêu lớn chất tại châu Âu - hồ tiêu của Brazil vẫn chiếm ưu thế khi chiếm khoảng 43% thị phần, trong khi của Việt Nam là 38%. 

Được biết, những công ty của Đức chủ yếu nhập khẩu tiêu về, sau đó nghiền và đóng gói cũng như tái xuất với tỷ lệ lên đến khoảng 50% tổng lượng tiêu nhập khẩu. Vì thế, bà Nguyễn Nhật Minh cho rằng, thị trường Đức nói riêng và EU nói chung đang hướng đến những sản phẩm tiêu dùng hữu cơ và chất lượng cao. Đây là một điều vô cùng quan trọng mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tuyệt đối lưu ý. Đồng thời, để tiếp cận thị trường một cách tốt hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia những hội chợ quốc tế chuyên nghiệp và các sự kiện trong ngành, gặp gỡ trực tiếp người mua để trao đổi và xúc tiến hợp tác.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước