Một năm bứt phá của xuất khẩu trực tuyến: 10 triệu sản phẩm Made in Vietnam được bán trên Amazon
BÀI LIÊN QUAN
Ngành xuất khẩu rau quả sẽ bùng nổ vào năm 2023?Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt gần 7 triệu tấn trị giá 4 tỷ USDTrị giá xuất khẩu tháng 11 của ngành gỗ sụt giảm đáng kể do thị trường Mỹ giảm tiêu thụVừa qua, Amazon Global Selling đã đưa ra báo cáo về Hoạt động trao quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong năm 2022, đúc kết lại một năm bứt phá của xuất khẩu trực tuyến tại Việt Nam qua Amazon - nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo đó đã có 10 triệu sản phẩm của các nhà bán hàng Việt Nam được bán trên Amazon. Với con số này, giá trị xuất khẩu của các nhà bán hàng Việt Nam trên nền tảng thương mại điện tử Amazon đã tăng hơn 45% trong năm nay. Bên cạnh đó, báo cáo công bố bởi Amazon cũng cho thấy số lượng nhà bán hàng trên nền tảng đã tăng hơn 80%, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa. So với năm 2021, riêng số lượng nhà bán hàng đã vượt qua mốc doanh số 500.000 USD, đã tăng 60%.
Hé lộ sự thật đằng sau kết quả kinh doanh ấn tượng của Inochi trên sàn thương mại điện tử
Liên tục lọt top thương hiệu gia dụng nổi bật hàng đầu ở trên sàn thương mại điện tử Shopee, vậy thành công của Inochi đến từ đâu?Google nhận định: Trong 3 năm tới, Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 32 tỷ USD
Theo dự báo mới nhất của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức 32 tỷ USD trong thời gian 3 năm tới, điều này đã đóng góp lớn vào toàn bộ nền kinh tế số của Việt Nam.Làn sóng cắt giảm nhân sự sau đại dịch lan rộng từ công nghệ đến thương mại điện tử và thời trang
Dường như những đợt cắt giảm nhân sự gần đây đều đến từ những tập đoàn và công ty đã mở rộng quá mức thời đại dịch. Tuy nhiên cũng có những nhân tố ảnh hưởng từ cuộc chiến tại Ukraine. Những cái tên được kể đến bao gồm Twitter, Meta, Amazon, và H&M.Thế nhưng, Amazon không đưa ra báo cáo chi tiết về doanh số và lượng nhà bán hàng Việt Nam cụ thể đã tham gia nền tảng của họ. Được biết, số lượng nhà bán hàng trên nền tảng đạt con số ở mức hàng nghìn.
Trong năm nay, top danh mục các ngành đắt khách hàng đầu của các nhà bán hàng Việt Nam bao gồm: dệt may, nhà bếp, nhà cửa, tiện ích gia đình và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cá nhân.
Lafooco, Sunhouse, HMG hay AnEco là những doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam được ghi nhận là tiếp tục đạt được thành công khi không chỉ đón làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới, mà còn tạo ra thêm nhiều việc làm cho người dân tại địa phương.
Theo ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó giám đốc điều hành An Phát, sở hữu thương hiệu AnEco, so với năm 2021, doanh số bán qua Amazon trong năm nay đã tăng gấp hơn 5 lần. Cũng theo bà Phùng Minh Thủy, nhà sáng lập thương hiệu HMQ chuyên về sản xuất thiệp 3D cho biết công ty nhận được hàng trăm đơn hàng quốc tế từ nền tảng này tính trên trung bình mỗi ngày.
Theo thống kê của eMaketer, trong năm nay, Việt Nam đứng thứ 5 trong top 10 thị trường thế giới ghi nhận mức tăng trưởng doanh số thương mại điện tử bán lẻ đáng kể, cụ thể là 19%, xếp sau Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Brazil. Trong khi đó, AlphaBeta cho biết dự kiến doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2026 tăng hơn 20%/ năm.
Theo ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam đưa ra nhận định: “Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để bứt phá về xuất khẩu online nhờ những lợi thế có sẵn như năng lực sản xuất dồi dào với lực lượng lao động lớn, chính sách quốc gia hỗ trợ cho xuất khẩu mạnh mẽ”.