Làn sóng cắt giảm nhân sự sau đại dịch lan rộng từ công nghệ đến thương mại điện tử và thời trang
BÀI LIÊN QUAN
Nhân sự bị sa thải của Twitter đang là đối tượng tuyển dụng tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ Xuất hiện thêm đợt sa thải 6.000 nhân sự từ một ông lớn công nghệNghệ thuật sa thải đẳng cấp của Mark Zuckerberg: CEO Meta cúi đầu nhận lỗi, 11.000 nhân sự chấp nhận bị sa thảiTheo Báo tin tức, Meta đã tuyên bố cắt giảm 11.000 lao động vào giữa tháng 11/2022. CEO Mark Zuckerberg cũng lên tiếng chịu trách nhiệm cho việc công ty đi lệch hướng và ông đã quá lạc quan khi đã tính toán sự tăng trưởng dẫn đến việc tuyển dụng nhân sự quá nhiều.
Bên cạnh Meta, cũng có Twitter và Snapchat cắt giảm lao động với con số lần lượt là 50% nhân sự và 20% nhân sự. Những hàng này đều phát triển mạnh hồi đại dịch và liên quan đến những hoạt động điện toán đám mây và trực tuyến…
Thế nhưng, làn sóng cắt giảm nhân sự chưa dừng lại và các nền tảng giao hàng nhanh chóng trở thành nạn nhân. Doanh số máy tính cùng những sản phẩm điện tử khác tăng cao khi dịch bệnh bùng phát, nhưng hiện hãng HP cũng phải cắt giảm 10% lao động vì cuộc sống đã trở lại bình thường. Theo dự báo, lượng máy tính bán ra tiếp tục trong xu thế tụt dốc vào năm tới. Microsoft là một ông lớn khác cũng tuyên bố cắt giảm lao động, tuy nhiên chưa hé lộ con số cụ thể.
Hàng hóa xuất khẩu sắp tới vào EU sẽ đắt đỏ hơn nếu không cắt giảm phát thải khí nhà kính
Sắp tới, hàng hóa vào thị trường EU sẽ trở nên đắt đỏ hơn, nếu các doanh nghiệp không thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, cơ chế này sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.Ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ đứng đầu về cắt giảm lao động bởi ảnh hưởng nặng nề do thiếu đơn hàng
Trong thời gian 10 tháng đầu năm có đến 41.556 người mất việc (ghi nhận chiếm 8,8%), 430.665 người giảm giờ làm (ghi nhận chiếm 91,20%) đã bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật và nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương cũng như tạm hoãn hợp đồng lao động.Vì sao Samsung cắt giảm sản lượng điện thoại thông minh tại Việt Nam?
Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã xuất xưởng tổng cộng 64 triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu nhờ doanh số điện thoại gập tăng mạnh, so với quý liền trước đã tăng 5%. Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước con số này đã giảm đến 8%, nguyên nhân bởi Samsung đang phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” từ khó khăn kinh tế trên thế giới.Về mảng thương mại điện tử, Amazon cắt giảm 10.000 nhân công, DoorDash cắt giảm 1.250 việc làm, hay hệ thống thanh toán Stripe cũng cắt giảm 1.000 việc làm. Lý do được đưa ra là đã mở rộng hoạt động quá mức ở thời kỳ đại dịch.
AMC Networks thuộc lĩnh vực giải trí đã cắt giảm 200 việc làm, bằng khoảng 20% nhân sự. Warner Bros. Discovery cũng cắt giảm 1.000 việc làm và vẫn tiếp tục giảm con số lớn hơn.
WSJ cho biết còn có Peloton cũng cắt giảm lao động trong bối cảnh nhu cầu về thiết bị tập thể dục tại nhà sau dịch bệnh sụt giảm. Công ty môi giới ô tô trực tuyến Carvana cũng không phải là một ngoại lệ khi lên kế hoạch sa thải 1.500 người nhằm cân bằng giữa lượng nhân sự và doanh số.
Tất nhiên việc mở rộng quá mức trong giai đoạn dịch bệnh không phải lý do duy nhất khiến nhiều doanh nghiệp sa thải nhân công. Làn sóng sa thải còn xuất phát từ việc lãi suất, lạm phát tăng, triển vọng kinh tế bấp bênh và đồng USD mạnh lên. Ứng dụng gọi xe Lyft hồi đầu tháng 11/2022 đã thông báo cắt giảm 13% nhân sự sau khi đề cập đến khả năng suy thoái vào năm sau và chi phí bảo hiểm chuyến đi tăng lên.
Cuối tháng 11, thương hiệu thời trang H&M của Thụy Điển cũng thông báo sẽ cắt giảm khoảng 1.500 việc làm nhằm giảm chi phí. Trong câu chuyện cắt giảm nhân công của H&M, đâu đó có bóng dáng tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine. Tháng 8 vừa qua, H&M đã rút khỏi thị trường Nga do không thể duy trì hoạt động như trước. Hồi tháng 3, thương hiệu đã đình chỉ hoạt động kinh doanh tại quốc gia này sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra.