Ngành xuất khẩu nông sản kỳ vọng đạt mục tiêu 55 tỷ USD trong năm nay
BÀI LIÊN QUAN
Kim ngạch xuất khẩu gạo dự kiến đạt đỉnh 10 năm, năm 2023 còn tiếp tục thuận lợi?Một năm bứt phá của xuất khẩu trực tuyến: 10 triệu sản phẩm Made in Vietnam được bán trên AmazonXuất khẩu rau quả và thủy sản Việt Nam tới EU vẫn còn khiêm tốnTheo Tiền phong, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thủy sản năm 2022 ghi nhận đạt hơn 53,2 tỷ USD, đây là mức cao nhất chưa từng thấy.
Có tới 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, bao gồm 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD (rau quả 3,3 tỷ USD; hạt điều 3,1 tỷ USD, gạo 3,5 tỷ USD; cao su 3,3 tỷ USD, tôm 4,3 tỷ USD; cà phê 4 tỷ USD, gỗ và sản phẩm lâm sản đạt 17 tỷ USD).
Năm 2022, thủy sản là tâm điểm giúp nông nghiệp bội thu. Trong đó, với nhu cầu tăng vọt cùng giá bán neo cao, mặt hàng tôm và cá tra liên tiếp lập kỷ lục. Theo đó, thủy sản chính thức góp mặt trong danh sách nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Bên cạnh đó, nguyên liệu, thức ăn gia súc hay phân bón cũng lần đầu ghi nhận kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Dự báo ngành gỗ vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là thị trường lớn, quan trọng của hàng thủy sản nước ta. Dù trong điều kiện kiểm soát dịch chặt chẽ năm 2022 nhưng xuất khẩu thủy sản tới Trung Quốc vẫn ghi nhận mức tăng gần 90% so với năm ngoái khi đạt 1,8 tỷ USD.
Ngành xuất khẩu Việt Nam liệu có thực sự hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại?
Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê đã đặt ra một vấn đề rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thực sự mang đến một sắc thái mới cho nền kinh tế Việt Nam hay không.Xuất khẩu dự báo sẽ hồi phục trong nửa cuối năm 2023 nhờ những tín hiệu tích cực từ Trung Quốc và Mỹ
Theo Mirae Asset, ngành sản xuất của Việt Nam đón tin vui khi Trung Quốc mở cửa trở lại cùng với tâm lý tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính được cải thiện.Xuất khẩu cà phê vừa trải qua một năm bùng nổ, liệu năm 2023 có tiếp tục thuận lợi?
Năm vừa qua là một năm “bùng nổ” của ngành cà phê Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng tới 32% so với năm 2021. Thế nhưng, dự báo doanh số xuất khẩu năm 2023 sẽ chậm lại vì nguồn cung không nhiều như trước. Bên cạnh đó, cung cầu thế giới chuyển sang dư thừa nên giá cà phê có xu hướng giảm.Ở một mặt khác, ngành rau quả được cho là sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm nay. Phần lớn kim ngạch chung của ngành nông nghiệp sẽ đến từ xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, bù đắp được sự giảm sút tại các thị trường khác.
Theo đánh giá của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả, xuất khẩu rau quả tới thị trường Trung Quốc sẽ tăng mạnh, được cho là đạt kim ngạch ít nhất 2,5 tỉ USD, thậm chí có thể đạt mốc 3 tỷ USD. Trong đó, sầu riêng và quả thanh long dự kiến sẽ đạt trên 1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, xuất khẩu chuối và xoài sang thị trường này có thể đạt kim ngạch trong khoảng 300-500 triệu USD, xuất khẩu mít sẽ ở trên 150 triệu USD khi hàng loạt Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch có hiệu lực.
Ngành gỗ và lâm sản được cho là sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn đối với ngành gỗ. Dẫu vậy, ngành vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng đạt 7,1% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 17 tỷ USD.
Ngành gỗ năm nay kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng 7-9%, ngang với 18 tỷ USD trở lên. Dự kiến các đơn hàng cơ bản đến quý 2 sẽ được khôi phục nếu không có nhiều thay đổi, đạt khoảng 82-85%. Đó được xem là điểm khởi sắc trong năm 2023.
Ông Lập cho rằng ngành gỗ cần tiếp tục tập trung cải thiện năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm dùng gỗ nhập khẩu. Đồng thời phối hợp làm việc với các địa phương xây dựng khu công nghiệp chế biến và tăng cường hoạt động xúc tiến, tổ chức hội chợ lớn.