Ngành khai thác kim loại là "cứu cánh" cho thị trường IPO của Indonesia "bùng nổ"
BÀI LIÊN QUAN
VinFast dự kiến nộp đơn đăng ký mới để IPO tại Mỹ sau khi hợp nhất với Black Spade“Thói quen quản trị” chưa đạt chuẩn là rào cản cho quá trình IPO và niêm yết của doanh nghiệpTập đoàn Alibaba sa thải 7% trong mảng cloud để tăng tốc cho IPOTheo CNN, dữ liệu của Dealogic cho thấy, hiện nay Indonesia được xếp hạng là thị trường lớn thứ tư thế giới về số vốn huy động được trong các thương vụ IPO trong năm nay, chỉ đứng sau Trung Quốc, Mỹ cùng các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Ghi nhận cho thấy, Indonesia đã vượt qua Hong Kong - đây là một trong những thị trường IPO hàng đầu, lần đầu tiên tính từ năm 1995 và đang xếp trên cả các cường quốc kinh tế như là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản về giá trị IPO trong năm nay.
Perris Lee - là nhà phân tích của Dealogic nhận định rằng, năm 2023 có thể là năm mà thị trường IPO của Indonesia tăng trưởng tốt nhất từ trước đến hiện tại. Ông nói rằng, từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư đã rót tổng cộng 2,1 tỷ USD Mỹ vào các đợt IPO ở Indonesia. Con số đó đã gần bằng 2,2 tỷ USD mà các công ty của nước này đã huy động được cả năm 2022. Và có ít nhất 5 đợt IPO lớn nữa diễn ra ở Indonesia trong phần còn lại của năm 2023.
Có thể thấy, một thành công IPO của Indonesia trong năm nay có thể là bởi hoạt động IPO suy giảm ở các thị trường khác. Giới đầu tư đã giảm hoạt động ở trên thị trường IPO toàn cầu trong năm qua khi mà lãi suất tăng, đẩy chi phí vốn lên cao.
Mặc dù vậy thì sự trỗi dậy mạnh mẽ của Indonesia trên thị trường IPO trong năm nay cũng dựa trên những lợi thế cơ bản của nước này.
Có nhiều công ty niêm yết cổ phiếu tại Indonesia trong những tháng qua là nhà sản xuất kim loại, được hưởng lợi lớn từ cơn bùng nổ giá cả hàng hóa vào hồi năm ngoái.
Indonesia ghi nhận chiếm gần 25% trữ lượng nickel của thế giới đồng thời sử dụng để chế tạo pin xe điện. Bên cạnh đó, đồng thời cũng là vật liệu chính trong các tấm pin mặt trời và cobalt là một phần thiết yếu của nam châm được sử dụng trong tua bin gió.
Công ty khai thác mỏ Harita Nickel cũng đã huy động được 660 triệu USD khi tiến hành IPO vào hồi tháng trước. Đây chính là thương vụ IPO lớn nhất của Indonesia từ hồi đầu năm đến nay. Dữ liệu của Dealogic cho thấy, giá cổ phiếu của Harita Nickel tăng 29% tính từ đó. Dealogic nói rằng, Amman Mineral International - là nhà khai thác vàng và đồng dự kiến sẽ huy động được 1 tỷ USD khi niêm yết cổ phiếu lần đầu vào cuối năm nay.
Chính phủ của Indonesia đã nỗ lực thu hút các nhà đầu tư bằng cách đẩy nhanh lộ trình tư nhân hóa những công ty nhà nước thông qua IPO nhanh lộ trình tư nhân hóa các công ty nhà nước thông qua IPO và khuyến khích các nhà sản xuất pin nước ngoài đầu tư vào nước này.
Và Indonesia cũng thúc đẩy kế hoạch thành lập một nhóm các nước xuất khẩu nickel, tương tự như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tổ chức có ảnh hưởng lớn đến giá dầu của toàn cầu.
Roderick Snell - là giám đốc đầu tư phụ trách các thị trường mới nổi của Baillie Gifford nói rằng, một phần lớn của các đợt IPO ở Indonesia trong năm 2023 đến từ việc niêm yết cổ phiếu của một số doanh nghiệp nhà nước.
Snell nói rằng: “Việc niêm yết cổ phiếu của các công ty này sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ theo thời gian. Điều đó sẽ dẫn đến làn sóng đầu tư một cách mạnh mẽ chưa từng thấy vào Indonesia”.
Tính từ cuộc bầu cử năm 2014 thì Tổng thống Joko Widodo đã áp đặt lên một số lệnh cấm xuất khẩu đối với hàng hóa thô để có thể khuyến khích các công ty nước ngoài xử lý nguyên liệu thô trong nước cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng.
Vào năm 2020, Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng nickel và đang có kế hoạch đưa ra lệnh cấm tương tự với đồng, nhôm, quặng sắt.
Chiến lược của ông Widodo đã dường như mang đến hiệu quả. Năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Indonesia đạt mức 44 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử. Hầu hết khoản đầu tư đó được rót vào lĩnh vực kim loại.
Ông Snell nói rằng, cho đến hiện tại, chỉ riêng các chính sách thương mại đối với hàng hóa của ông Widodo đã mang 25 tỷ USD vốn FDI.
Emily Fletcher - là một nhà quản lý quỹ của BlackRock cũng đồng ý với nhận định đó. Khoảng 17% giá trị cổ phần mà quỹ của Fletcher đang nắm giữ đó là các công ty Indonesia. Con số này đại diện cho tỷ lệ đầu tư lớn nhất theo quốc gia.
Bà cũng cho rằng, việc cải thiện chuỗi giá trị trong nước chính là điều quan trọng một phần là bởi vì điều này giúp giảm tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai, từ đó có thể giúp cho Indonesia giảm vay nợ nước ngoài cũng như thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Không chỉ có các trữ lượng kim loại của Indonesia thu hút các nhà đầu tư. Sản lượng kinh tế của Indonesia cũng tăng trưởng trung bình 4,3% trong thập niên qua. Nước này chính là quốc gia đông dân thứ tư thế giới với 274 triệu người và tầng lớp trung lưu có tiền để chi tiêu cũng đang ngày càng tăng.
Hiện tại, Indonesia cũng đang cải thiện lớn ở một thước đo khác. Ian Hiscock - là trưởng bộ phận tư vấn về Trung Quốc và Đông Nam Á tại hãng nghiên cứu thị trường CRU nói rằng, một thập niên trước, Indonesia có số điểm rất thấp trong chỉ số kinh doanh thuận lợi Ngân hàng Thế giới (WB).
Hiscock nói thêm rằng: “Kể từ đó thì Indonesia đã có được những cải thiện lớn ở chỉ số này”. Trong năm 2022, Indonesia xếp thứ 73 trong danh sách 190 nền kinh tế được xếp hạng về Chỉ số kinh doanh thuận lợi so với thứ hạng 120 vào năm 2013.