Ngành gỗ dán Việt Nam đối diện với khó khăn kép, chịu sự cạnh tranh từ nhiều nước
BÀI LIÊN QUAN
Trong cơn bão khó khăn của ngành gỗ, một doanh nghiệp vẫn tăng trưởng khả quanThực trạng xuất khẩu ngành gỗ: Đồ gỗ sụt giảm, viên nén “thăng hoa”Dự báo ngành gỗ giảm 50% tiêu thụ, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, rục rịch cắt giảm nhân côngTheo VnEconomy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dán của Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 1,1 tỷ USD, so với năm 2021 giảm 8,3%.
Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia chính là các thị trường chính tiêu thụ gỗ dán của Việt Nam năm 2022. Trong đó thì xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ ghi nhận chiếm 40% và Hàn Quốc là chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của nước ta.
Lý do suy giảm
Có thể thấy, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn ở trên thị trường ván ép thế giới bởi có nguồn rừng trồng phong phú cung cấp nguyên liệu thô cần thiết cho việc sản xuất ván ép. Bên cạnh đó thì Việt Nam cũng có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng đã dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng như đồ nội thất đang ngày càng tăng.
Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng xuất khẩu đạt 18 tỷ USD
Trong năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7 - 9%, tương đương với 18 tỷ USD trở lên. Nếu như không có nhiều thay đổi thì dự kiến đến quý 2/2023, các đơn hàng cơ bản đã được khôi phục và đạt khoảng 82 - 85%.Doanh nghiệp ngành gỗ xoay sở đủ cách để hoàn thành mục tiêu 2022
Sau một năm chịu nhiều biến động, ngành sản xuất và chế biến đang chịu những tổn thất lớn. Hiện các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh trụ được tháng nào hay tháng đó.Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang đầu tư vào việc hiện đại hóa các cơ sở sản xuất ván ép - điều này cũng giúp nâng cao tính cạnh tranh hơn về chi phí cũng như chất lượng so với các nhà sản xuất ván ép khác ở trong khu vực.
Việc xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam cũng đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với giá trị xuất khẩu là từ 774 triệu USD năm 2018 cũng đã vọt lên 1,2 tỷ USD vào năm 2021. Mặc dù vậy thì năm 2022 bởi ảnh hưởng lạm phát ở những thị trường lớn cũng đã khiến cho giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của Việt Nam bị suy giảm.
Khi ngoại trừ đi mặt hàng gỗ dán dùng làm khung sofa đã bị ảnh hưởng từ quý 1/2022, còn lại các mặt hàng gỗ dán khác vẫn còn kín đơn hàng cho đến quý 2/2022. Tuy nhiên sang quý 3/2022 thì những nhà máy gỗ dán cũng đã bắt đầu ảnh hưởng giảm đơn hàng.
Chi hội gỗ dán Việt Nam (thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) - ông Vũ Quang Huy cho biết, lạm phát tăng cao và niềm tin tiêu dùng thấp đã khiến cho hai thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam đó là Hoa Kỳ và Hàn Quốc giảm nhập khẩu từ tháng 7/2022 và đến quý 3/2022 tất cả các nhà nhập khẩu mua hàng đều dừng đơn hàng.
Thêm vào đó, vào cuối quý 3/2022 vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cũng đã có những diễn biến mới từ đó ảnh hưởng đến toàn ngành gỗ dán xuất khẩu đi thị trường này.
Ông Vũ Quang Huy nhấn mạnh rằng: “Những tác động bởi các vụ kiện chống bán phá giá gây ra cũng đã khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu ván ép Việt Nam gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cho tương lai cũng như đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ. Tiếp đó chính là mặt hàng tủ bếp bị DOC khởi xướng điều tra cũng đã tác động đến toàn bộ ngành tủ bếp của Việt Nam từ đó cũng ảnh hưởng đến mặt hàng gỗ dán - đầu vào nguyên liệu cho mặt hàng tủ bếp”.
Dù cho xuất khẩu các sản phẩm gỗ dán suy giảm, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách 5 quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ dán lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, trong năm 2021 tổng nhu cầu gỗ dán toàn cầu ghi nhận khoảng gần 40 tỷ USD, tương đương với khoảng trên 105 triệu m3. Còn trong năm 2022, bởi vì những yếu tố bất ổn về tình hình kinh tế - xã hội thế giới cũng đã khiến cho nhu cầu của thị trường trên toàn cầu giảm mạnh, ghi nhận chỉ đạt mức khoảng trên 32 tỷ USD.
Và những nước sản xuất, xuất khẩu gỗ dán lớn nhất trên thế giới ở trong năm 2022 bao gồm Trung Quốc (5,89 tỷ USD) ghi nhận xuất khẩu đạt kim ngạch 5,89 tỷ USD; Indonesia ghi nhận xuất khẩu đạt 2,51 tỷ USD; Nga ghi nhận xuất khẩu 1,9 tỷ USD; Brazil ghi nhận xuất khẩu gỗ dán đạt 1,2 tỷ USD; Việt Nam ghi nhận xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD.
Những nước nhập khẩu gỗ dán lớn nhất ở trong năm vừa qua bao gồm: Hoa Kỳ ghi nhận nhập khẩu 4,5 tỷ USD; Nhật Bản ghi nhận nhập khẩu 1,58 tỷ USD; Đức ghi nhận nhập khẩu 1,1 tỷ USD; Hàn Quốc là 0,84 tỷ USD; và Anh chi 0,8 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này.
Ông Vũ Quang Huy, Chi hội trưởng Chi hội gỗ dán Việt Nam cho biết: "Đối với thị trường Hoa Kỳ thì mặt hàng gỗ dán cốp pha để phục vụ cho xây dựng cũng sẽ hồi phục trước. Tiếp đến đó là mặt hàng gỗ dán phủ mặt birch (bạch dương) hoặc là poplar (dương) phục vụ cho việc sản xuất mặt hàng tủ bếp. Dự kiến thì từ tháng 3/2022 trở đi, nhu cầu gỗ dán dành cho sản phẩm ghế sofa cũng sẽ bắt đầu quay trở lại".
Khả năng phục hồi còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của thế giới
Chi hội Gỗ dán Việt Nam cho biết, thị trường xuất khẩu gỗ dán ở Việt Nam đã bắt đáy từ cuối quý 3/2022 và đã kéo dài trong thời gian 4 tháng qua. Khả năng phục hồi thị trường xuất khẩu gỗ dán ở trong năm 2023 cũng sẽ tùy thuộc vào những thay đổi của thị trường kinh tế thế giới, phân khúc thị trường và phân khúc sản phẩm.
Còn đối với thị trường Hàn Quốc, ông Vũ Quang Huy nói rằng dòng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gỗ dán thương mại với phân khúc tầm trung. Ở Việt Nam có nhiều nhà máy chú trọng sản xuất phục vụ cho thị trường Hàn Quốc nên đã dẫn đến sự cạnh tranh về giá rất khốc liệt mà chưa chú trọng vào việc nâng cao chất lượng tạo chỗ đứng riêng.
Cũng trong hoàn cảnh đó thì để tránh phụ thuộc vào một thị trường, đa dạng dòng hàng cũng như đa dạng thị trường hiện tại cũng đang là hướng đi của doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ dán ở Việt Nam.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: "Không chỉ giảm về giá trị kim ngạch mà khối lượng gỗ dán xuất khẩu ở trong năm vừa qua cũng ghi nhận giảm 3%, chỉ đạt mức 2,5 triệu m3. Các thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam cũng đều sụt giảm mạnh: Hàn Quốc ghi nhận giảm 2%, trong khi Hoa Kỳ ghi nhận giảm 29% về giá trị".
Hiện tại thì có nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng xuất khẩu gỗ dán sang thị trường Malaysia và đưa thị trường này trở thành thị trường lớn thứ 3 cho xuất khẩu gỗ dán Việt Nam.
Trong đó thì đối với gỗ dán phủ phim phục vụ cho quá trình xây dựng thì cách đây 4 - 5 năm, Việt Nam cũng xuất khẩu mạnh sang thị trường Hàn Quốc thì nay đã chuyển hướng sang thị trường Malaysia. Việc sản xuất gỗ dán phủ phim ở thị trường Malaysia cũng sụt giảm, các nhà máy sản xuất gỗ dán của họ cũng đang gặp vấn để về nhân công cũng như chi phí sản xuất tăng cũng như không cạnh tranh được với sản phẩm đến từ Việt Nam.
Cũng theo đó, thị trường EU cũng được các doanh nghiệp đặt sự quan tâm bởi việc thiếu hụt đi khoảng 2 triệu m3/năm của thị trường này từ Nga bởi xung đột Nga và Ukraine sẽ tạo ra cơ hội vô cùng lớn dành cho các nhà máy gỗ dán của Việt Nam. Mặc dù vậy thì tiêu chuẩn về kỹ thuật, hợp chuẩn, nguồn gốc gỗ FSC,... mà phía EU đặt ra chính là những vấn đề không dễ vượt qua đối với nhiều doanh nghiệp tại nước ta.
Và theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, những doanh nghiệp gỗ dán vẫn còn nhiều điểm yếu nội tại. Đó chính là chưa nắm bắt được xu hướng cũng như chưa thể nhận biết được những rủi ro và chưa chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội để có thể phòng ngừa rủi ro.
Ngoài ra thì các doanh nghiệp Việt Nam mới chú trọng vào chiến lược giá rẻ chứ không phải là sự độc đáo của sản phẩm. Và phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu gỗ dán chính là bán qua công ty thương mại khiến cho họ không thể nắm bắt được thông tin thị trường cũng như không chủ động tiếp cận được khách hàng của mình để có thể phát triển sản phẩm phù hợp hay như tìm cho mình khách hàng mục tiêu.
Cũng trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam với nguồn vốn lớn hơn thì giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn và tốc độ cải tiến của sản phẩm một cách nhanh hơn,... cũng đang đặt ra thách thức rất lớn dành cho các doanh nghiệp gỗ dán của Việt Nam.
Chính vì thế mà Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng khuyến cáo rằng, ngành gỗ dán cần phải thích ứng với môi trường thương mại đang có sự thay đổi. Đồng thời thì cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh đó là việc mà các doanh nghiệp ngành gỗ dán và ván ép buộc phải làm. Song song với việc xây dựng chiến lược cũng như hân tích xu hướng thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu thì những doanh nghiệp cần đầu tư nâng cấp cấp công nghệ, quy trình sản xuất mới.