Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng xuất khẩu đạt 18 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Trong cơn bão khó khăn của ngành gỗ, một doanh nghiệp vẫn tăng trưởng khả quanThực trạng xuất khẩu ngành gỗ: Đồ gỗ sụt giảm, viên nén “thăng hoa”Dự báo ngành gỗ giảm 50% tiêu thụ, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, rục rịch cắt giảm nhân côngPhát biểu tham luận ở Hội nghị Tổng kết năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào cuối tuần vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam - ông Đỗ Xuân Lập thông tin rằng, năm 2022 tốc độ tăng trưởng ngành gỗ đạt mức 7,1%. Đây cũng được xem là năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với ngành gỗ. Có thể thấy, tăng trưởng của ngành chủ yếu là nhờ vào các thị trường như Đông Bắc Á, Châu Đại Dương và Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Suy thoái khiến thị trường Bắc Mỹ và EU đứng im
Theo ông Đỗ Xuân Lập, trong nửa cuối năm 2022, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ tỉnh đang đối mặt với khó khăn bởi thiếu vốn, thiếu nguyên liệu đầu vào và giá tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng. Có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã phải tiến hành cắt giảm lao động và hạn chế sản xuất bởi không tiêu thụ được sản phẩm.
Trị giá xuất khẩu tháng 11 của ngành gỗ sụt giảm đáng kể do thị trường Mỹ giảm tiêu thụ
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Mỹ giảm 22% trong tháng 11 so với cùng kỳ khi đạt gần 571,3 triệu USD, khiến trị giá xuất khẩu chung của ngành gỗ sụt giảm đáng kể, vì trị giá xuất khẩu sang Mỹ chiếm 49% trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ cũng như sản phẩm gỗ.Doanh nghiệp ngành gỗ xoay sở đủ cách để hoàn thành mục tiêu 2022
Sau một năm chịu nhiều biến động, ngành sản xuất và chế biến đang chịu những tổn thất lớn. Hiện các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh trụ được tháng nào hay tháng đó.![Ảnh minh họa](https://io.meeymedia.com/meeyland-cms/uploads/images/2023/01/16/nam-2023-nganh-go-ky-vong-xuat-khau-dat-18-ty-usd-3-1673857877.jpg)
Ông Lập nói rằng: “Trước đây, vào dịp cuối năm thì hầu hết các doanh nghiệp ngành gỗ đều bận rộn và tăng ca, làm thêm giờ để kịp đơn hàng xuất đi châu u và chuẩn bị đơn hàng cho năm sau. Vậy nhưng năm nay, hàng tồn có rất nhiều ở trong các doanh nghiệp ngành gỗ, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu nào cho năm 2023 đã dẫn đến việc phải sản xuất cầm chừng”.
Và trong kim ngạch toàn ngành 16,928 tỷ USD của năm 2022 thì các mặt hàng chế biến sâu cũng chỉ chiếm hơn một nửa. Lý do là vì hai thị trường nhập khẩu chủ yếu của mặt hàng này chính là Hoa Kỳ, EU gần như đã đóng băng suốt 3 quý cuối năm 2022. Ngành gỗ cũng hầu như chỉ tận dụng được thời cơ trong quý 1/2022 nhờ những đơn hàng cũ từ năm 2021.
Theo ông Lập nhận định thì nếu không có nhiều thay đổi, dự kiến đến quý 2/2023 các đơn hàng cũng cơ bản sẽ được khôi phục và đạt khoảng 82 - 85%. Đây cũng được xem là điểm khởi sắc trong năm mới. Năm 2023, ngành hỗ cũng kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7 - 9% tương đương với 18 tỷ USD trở lên.
Và để làm được điều này thì ngành gỗ cũng sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đồng thời các giải pháp là đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ với mục đích nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số để có thể giảm thiểu các chi phí sản xuất; đẩy mạnh sản xuất phát thải thấp và phối hợp các địa phương xây dựng nên các khu công nghiệp chế biến tập trung; đồng thời cũng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và tổ chức các Hội chợ quốc tế lớn, phấn đấu từ năm 2024 cũng sẽ đều đặn tổ chức 4 hội chợ lớn/năm.
Để có thể kích cầu, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng khuyến cáo doanh nghiệp ngành gỗ cần tìm cách giảm chi phí sản xuất và giúp cho các nhà nhập khẩu có thêm nhiều không gian để khuyến mãi sản phẩm. Một số cách được ông Lập nêu ra ví dụ như hạn chế sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đổi mới công nghệ sản xuất cũng như nâng cao năng lực quản trị.
Ông Lập khuyến nghị rằng: “Các doanh nghiệp cũng cần phải đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa khách hàng thông qua việc cải tiến mẫu mã, chú trọng vào các nhóm hàng có giá trị cao cũng như hướng đến việc mở văn phòng đại diện ở các thị trường chính để tiến hành giới thiệu sản phẩm.
![Ảnh minh họa](https://io.meeymedia.com/meeyland-cms/uploads/images/2023/01/16/nam-2023-nganh-go-ky-vong-xuat-khau-dat-18-ty-usd-2-1673857877.jpg)
Ngoài ra thì Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng sẽ tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phát triển ngành lâm nghiệp cân đối, phát triển trồng rừng đi đôi với việc chế biến. Song song với đó cũng phối hợp với Bộ Công thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Bởi lẽ chỉ có nắm được thị trường thì mới có thể chủ động được sản xuất cũng như thực hiện tốt việc giải quyết vấn đề tranh chấp thương mại.
Cũng trên cơ sở đó, ông Lập cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành xem xét cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, tăng cường kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài vào trồng rừng. Bởi vì họ có công nghệ cũng như tiềm lực thuận lợi hình thành các chuỗi liên kết sản xuất. Bên cạnh đó thì Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi giải ngân vốn vay cho các doanh nghiệp.
Phải tiến hành nâng cao chất lượng rừng
Cũng theo ông Lập, có một vấn đề khác đó là nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ gỗ cũng đang gặp khó khăn. Hiện nay có 5% nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất của doanh nghiệp là rừng trồng trong nước và 35% là nhập khẩu. Cũng trong thời gian 2 năm qua, cũng bởi ảnh hưởng của dịch bệnh và giá vận chuyển, giá thuê container cao, giá xăng dầu tăng cũng như chi phí vận chuyển tăng cao đã gây khó khăn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ.
Ông Lập nhấn mạnh rằng, mấu chốt của ngành gỗ hiện nay chính là bài toán nguyên liệu. Nếu như muốn hoạt động xuất khẩu bền vững và có giá trị gia tăng cao thì Việt Nam phải tiến hành đẩy mạnh phát triển rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC. Trước mắt thì cần có cơ chế ưu đãi để có thể thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh rừng trồng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ông Nguyễn Quốc Trị đánh giá rằng ngành lâm nghiệp đã đạt và cũng vượt toàn bộ 5 chỉ tiêu Chính phủ giao đó là trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, giá trị xuất khẩu.
Cũng theo ông Trị, trồng rừng và bảo vệ rừng không chỉ được xem là cốt yếu với mục đích đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu mà đây còn là xương sống để có thể đảm bảo cho hoạt động bán tín chỉ carbon.
![Để có thể kích cầu, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng khuyến cáo doanh nghiệp ngành gỗ cần tìm cách giảm chi phí sản xuất và giúp cho các nhà nhập khẩu có thêm nhiều không gian để khuyến mãi sản phẩm](https://io.meeymedia.com/meeyland-cms/uploads/images/2023/01/16/nam-2023-nganh-go-ky-vong-xuat-khau-dat-18-ty-usd-1-1673857906.jpg)
Trong năm 2022, ngành lâm nghiệp cũng đã hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ này. Tổng diện tích rừng trồng ghi nhận là 259.615ha, đạt 106,4% kế hoạch, so với năm 2021 bằng 105,9%, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất (ghi nhận 249.369ha). Cây phân tán ghi nhận trồng khoảng 122 triệu cây, đạt được 103% kế hoạch của cả năm.
Vào cuối tháng 12/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 107 về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải khí nhà kính ở 6 tỉnh Bắc Trung bộ.
Theo đó thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ chuyển quyền sở hữu lượng giảm phát khí thải nhà kính từ rừng tự nhiên cho Qũy đối tác carbon lâm nghiệp ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (thỏa thuận ERPA) bao gồm lượng giảm phát thải ký kết là 10,3 triệu tấn CO cùng lượng giảm phát thải bổ sung tối đa là 5 triệu tấn CO2 (nếu có).
Và đối tượng hưởng lợi từ thỏa thuận bao gồm Chủ rừng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có thỏa thuận tham gia và cộng đồng dân cư cùng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam hay như quỹ trực thuộc 6 tỉnh. Còn riêng với hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, định mức hỗ trợ được Nghị định 107 nêu rõ là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.