Trong cơn bão khó khăn của ngành gỗ, một doanh nghiệp vẫn tăng trưởng khả quan
BÀI LIÊN QUAN
Sự sụp đổ của thị trường tiền số không phải tin buồn với kinh tế toàn cầuNhu cầu vốn lớn, ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn khi tín dụng thắt chặtCEO BĐS chỉ ra 3 khó khăn lớn mà doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặtTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong 10 tháng đầu năm, số liệu xuất khẩu của ngành gỗ vẫn cho thấy dấu hiệu tăng trưởng khả quan 11,5% so với cùng kỳ, khi đạt 13,5 tỷ USD. Thế nhưng, nếu chỉ tính nhóm mặt hàng, xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong 10 tháng qua chỉ chứng kiến mức tăng trưởng khiêm tốn 3,2%.
Tình hình lạm phát và ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine đã khiến nhu cầu tiêu thụ tại những thị trường chủ lực như châu Âu và Mỹ đã sụt giảm mạnh.
Đa số các doanh nghiệp gỗ trong nước đều có đặc điểm chung là chú trọng thị trường xuất khẩu. Điều này có thể hiểu được sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Thực tế cho thấy diễn biến này đã chỉ ra số liệu kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành ngay từ quý III/2022. Các chuyên gia đưa ra dự báo rằng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong quý IV sắp tới.
Cuối năm, doanh nghiệp ồ ạt cắt giảm lao động
Thông tin tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết từ nay tới hết năm 2022 và đầu năm 2023, có 90 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm hơn 15.000 lao động.Hàng loạt doanh nghiệp "chật vật" với bài toán tiếp cận vốn vào cuối năm 2022
Trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp đều đang chạy nước rút cho các đơn hàng cuối năm cũng như lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2023.Lợi nhuận gộp doanh nghiệp chăn nuôi vào năm 2023 nhiều tín hiệu phục hồi
Chứng khoán BSC dự báo biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp chăn nuôi vào năm 2023 sẽ phục hồi tích cực hơn nhờ giá heo hơi duy trì ở mức cao, dao động quanh 60.000 - 70.000 đồng/kg.Mặc dù toàn ngành đang gặp khó khăn nhưng Gỗ An Cường (Mã: ACG) lại là một trong số ít các doanh nghiệp vẫn chứng kiến mức tăng trưởng khả quan. Tính đến hết tháng 10, ACG đạt doanh thu 3.497 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 498 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 42,7% và 52,3% cùng kỳ. Doanh thu và lợi nhuận của ACG riêng trong tháng 10 lần lượt ghi nhận mức tăng trưởng 66% và 73%.
Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo nên sự ngược dòng này là sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của ACG.
Trong khi các doanh nghiệp khác đặt trọng tâm phát triển tại thị trường xuất khẩu với tỷ trọng đóng góp cho doanh thu có thể đạt tới 90%, Gỗ An Cường lại tập trung thống trị thị trường nội địa với 55% thị phần của mảng nhiên liệu gỗ công nghiệp và vật liệu trang trí tại Việt Nam (phân khúc thị trường trung và cao cấp).
ACG cũng rất chủ động và linh hoạt trong việc chuyển đổi sự tập trung giữa các nhóm khách hàng lớn. Ví dụ là khi nhóm khách hàng là các tập đoàn phát triển bất động sản gặp khó về khả năng thanh toán, doanh nghiệp Gỗ An Cường đã thực hiện chính sách bán hàng một cách thận trọng và có chọn lọc. Ngoài ra, đẩy mạnh hệ thống phân phối khắp cả nước nhằm khai thác nhóm khách hàng tối đa là các đơn vị thi công thiết kế nội thất nhằm hướng tới nhu cầu tiêu dùng của các hộ dân cư.
Thị trường trang trí nội thất có đặc tính mùa vụ, thường rơi vào quý IV hàng năm. Do đó, doanh nghiệp Gỗ An Cường dự kiến sẽ tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng hơn trong những tháng tới.