meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO BĐS chỉ ra 3 khó khăn lớn mà doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặt

Thứ ba, 29/11/2022-21:11
Vừa qua, thông tin cuộc họp giữa Chính phủ với các lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã tác động tích cực, làm tăng niềm tin cho doanh nghiệp cũng như người dân và nhà đầu tư đối với thị trường bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, chuyên gia bất động sản cho rằng, muốn gỡ khó cho doanh nghiệp địa ốc phải bắt đầu từ điểm nghẽn pháp lý và nguồn vốn.

“Kẹt cứng” giữa pháp lý và nguồn vốn

Theo số liệu Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn TP.HCM đã có tới 21 dự án đủ điều kiện huy động vốn, nếu được thông qua sẽ có hơn 11.500 căn nhà được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, thị trường hiện nay vẫn đang gặp khó khăn và thách thức do nhiều nguyên nhân, trong đó có 70% bắt nguồn từ việc vướng mắc cơ thể chế pháp luật và khâu thực thi. Điều này được thể hiện qua việc hơn 100 dự án của hơn 80 doanh nghiệp bị dừng triển khai thực hiện, trong đó có 64 dự án vướng phải nguồn gốc đất hoặc do cổ phần hóa trước đây.

Bên cạnh đó, dấu hiệu lệch pha tín dụng ở một số phân khúc cũng đã khiến việc tiếp cận vốn vay của người mua nhà và nhà đầu tư khó khăn, nếu vay được cũng phải chịu mức lãi suất cao. Đặc biệt, việc tiếp cận nguồn vốn từ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ngày càng khó khăn. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, nhóm doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt giá trị hơn 93.000 tỷ đồng, còn đến tháng 10 thì lại đóng băng nhưng lại phải mua lại trước hạn số lượng lớn kỷ lục. Và có thể từ nay đến năm 2023, doanh nghiệp muốn huy động vốn trái phiếu sẽ chưa thể đáp ứng.

anh-5-1668854710.jpg
Giai đoạn hiện nay là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ với PV, lãnh đạo một tập đoàn bất động sản than thở: "Không chỉ riêng các chủ đầu tư mà khách hàng cũng cần nguồn vốn từ ngân hàng để mua sản phẩm. Tuy nhiên, nguồn tiền nay hiện nay đang bị nghẽn và nếu vay được thì cũng phải chịu mức lãi suất cao. Do vậy mà quá trình nhận và giao nhà trong quý vừa qua cũng bị ảnh hưởng."

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ cũng đã làm thời gian thực hiện các quy trình, thậm chí mất cơ hội tháo gỡ khó khăn và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp khiến thị trường bất động sản đứng trước khả năng suy thoái ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn huy động của khách hàng.

Trước những khó khăn đó, các doanh nghiệp cũng đã có kiến nghị gửi đến Chính phủ và các Bộ, ngành để có phương án sớm được tháo gỡ giúp tăng nguồn cung sản phẩm nhà ở cho thị trường, xử lý tình trạng khan hiếm nhà ở, mất cân đối cung cầu dẫn đến giá nhà liên tục tăng trong 5 năm gần đây.

Hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặt, cùng với kinh nghiệm trong quá khứ, thời gian qua Chính phủ cũng đã và đang có hành động mạnh và sâu sát để giảm thiểu những nguy cơ tồi tệ có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều về khả năng “vỡ bong bóng” hoặc “bóng băng” ngành địa ốc, nhưng một điều chắc chắn là thị trường này đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn và sẽ tác động rất lớn đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế nói chung.

Cần sớm có giải pháp tháo gỡ

Trao đổi về vấn đề này, CEO bất động sản SENLAND Kiều Duy Thành cho rằng, đây là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với doanh nghiệp bất động sản. Với việc kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng và phát hành trái phiếu, cổ phiếu đang khiến nhiều doanh nghiệp đói vốn để triển khai dự án. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, tinh giảm tối đa bộ máy nhân lực lao động hoặc giảm lương nhân viên điều này đang tác động đến vấn đề an sinh xã hội và cuộc sống của không ít người lao động.

Theo ông Thành, có ba khó khăn chính mà các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt. Thứ nhất là về cơ sở pháp lý. Đây chính là vướng mắc lớn nhất đối với các doanh hiện nay, dù vấn đề này đã được nhiều lần cơ quan chức năng đề cập, nhưng để giải quyết được phải có thời gian điều chỉnh, chứ không thể giải quyết trong thời gian ngắn hạn.

anh0-6-1668854711.jpg
CEO bất động sản SENLAND Kiều Duy Thành.

Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp địa ốc đều gặp khó về mặt quỹ đất, bởi muốn tạo ra quỹ đất thì phải có quy hoạch, còn một miếng đất mà không có quy hoạch thì doanh nghiệp không thể làm được gì, trong khi đó quy hoạch lại nằm trong tay Nhà nước. Vì vậy, ông Thành đề xuất Nhà nước thực hiện công tác quy hoạch kịp thời để tạo quỹ đất, tạo ra bộ mặt đô thị, giúp các doanh nghiệp có điều kiện chọn được quỹ đất phát triển dự án. Nhất là đối với các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp để doanh nghiệp có quỹ đất để phát triển.

Thứ ba, Nhà nước không nên vì một số doanh nghiệp làm sai mà cắt đi nguồn tín dụng cả ngành bất động sản bởi thị trường có nhiều phân khúc khác nhau, dành cho các đối tượng, nhu cầu khách hàng khác nhau. Nếu bóp nghẹt một cách đại trà thì sẽ làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.

Vì vậy, ông Thành mong muốn Ngân hàng Nhà nước có nghiên cứu, chỉ đạo cụ thể để từng khách hàng, nhà đầu tư phát triển bất động sản cũng như những nhà đầu tư thứ cấp có thể tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng. Và một trong những giải pháp hiện nay là cần cởi mở với những chủ đầu tư lớn, dự án đã thẩm định, được duyệt có thể tiếp cận tín dụng để giúp thị trường bất động sản ấm hơn.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đang đứng trước khả năng rơi vào suy thoái. Nhà nước phải sớm ban hành giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, phải tái cấu trúc, tái cơ cấu của từng doanh nghiệp bất động sản về đầu tư, để các sản phẩm hướng đến như cầu thực của thị trường.

“Bởi lẽ hiện nay đã có không ít doanh nghiệp bất động sản rơi vào khó khăn, lợi nhuận giảm, thậm chí còn thua lỗ, cổ phiếu nằm sàn, đặc biệt là thanh khoản giảm sâu, nhiều doanh nghiệp đã phải thực hiện các biện pháp đau đớn để tồn tại như dừng, hoãn thi công, dừng phát hành cổ phiếu, giảm lực lượng lao động,… mà điều này đang tác động trực tiếp vào sự phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế, giảm thu ngân sách Nhà nước” – ông Châu phân tích.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

2 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

2 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

2 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

2 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước