meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự sụp đổ của thị trường tiền số không phải tin buồn với kinh tế toàn cầu

Thứ tư, 30/11/2022-16:11
Trên thực tế, thị trường tiền mã hóa khép kín và không có nhiều liên kết với hệ thống tài chính truyền thống giống như ngân hàng. Do đó, các scandal tiền số không tác động tới kinh tế toàn cầu.

Theo Zing, Wall Street Journal cho rằng, sự sụp đổ của thị trường tiền mã hóa năm nay họi tủ đầy đủ mọi dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngân hàng cổ điển như: rút tiền, bán tháo và phản ứng dây chuyền. Tuy nhiên, điều đặc biệt của vụ sụp đổ này là không có sự hiện diện của các ngân hàng.

Theo đó, trong hồ sơ phá sản của hàng loạt nền tảng tiền mã hóa như Voyager, Celsius, Three Arrows hay FTX, khó có thể tìm thấy bất kỳ cái tên ngân hàng nào nằm trong danh sách chủ nợ lớn. 

Ngay cả khi hồ sơ phá sản không hoàn toàn rõ ràng thì chúng vẫn có thể phần nào phản ánh những chủ nợ lớn nhất đều là người dùng hoặc những công ty liên quan đến tiền mã hóa khác. Hay nói cách khác, các công ty tiền kỹ thuật số đang hoạt động trong một môi trường khép kín, có kết nối chặt chẽ với nhau và không có liên hệ với hệ thống tài chính truyền thống.

Điều này có thể giải thích vì sao một loại tài sản từng có vốn hóa thị trường lên tới 3.000 tỷ USD, sau khi bị thổi bay 72% giá trị vào kéo theo làn sóng phá sản của hàng loạt công ty trung gian nhưng không có tác động rõ ràng lên hệ thống tài chính.


Các công ty tiền số không tiếp xúc quá nhiều tới ngân hàng hay tài chính truyền thống
Các công ty tiền số không tiếp xúc quá nhiều tới ngân hàng hay tài chính truyền thống

Mối quan hệ rối rắm giữa các công ty tiền số 

Gary Gorton, nhà kinh tế của Đại học Yale và Jeffery Zhang, giáo sư luật từ Đại học Michigan lưu ý trong một nội dung sắp xuất bản rằng: "Không gian tiền mã hóa phần lớn là hình tròn. Sau khi các công ty tiền mã hóa nhận tiền gửi từ nhà đầu tư, họ sẽ vay, cho vay và giao dịch với chính họ. Họ không tương tác với các công ty liên kết với kinh tế thực".

Từ lâu, tiền mã hóa đã được quảng bá như một biện pháp thay thế, không bị kiểm soát, ẩn danh và có thể dễ dàng tiếp cận hơn ngân hàng cũng như tiền tệ truyền thống. Tuy nhiên, về cơ bản, hệ sinh thái phát triển của chúng không có nhiều khác biệt so với ngân hàng với những hoạt động huy động tiền gửi và cho vay.

Hai vị chuyên gia Gorton và Zhang nhận định rằng, các nền tảng cho vay tiền mã hóa đã tái hiện lại hình ảnh ngân hàng. Nếu như một thực thể tham gia vào hoạt động vay và cho vay thì về mặt kinh tế, nó tương đương một ngân hàng ngay cả khi không được gắn nhãn là một.

Ngoài ra, cũng giống như hệ thống ngân hàng, tiền mã hóa được sử dụng làm đòn bẩy và được kết nối với nhau, do đó nó dễ bị suy yếu và có khả năng lây lan.

Có thể thấy, cuộc khủng hoảng năm nay bắt đầu từ tháng 5 khi stablecoin UST sụp đổ do nhà đầu tư bán tháo tài sản hỗ trợ cho nó là token LUNA. Cùng với đó, tin đồn Celsius thua lỗ vì đầu tư UST và LUNA đã dẫn đến mất thanh khoản và buộc công ty phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản.


Mối quan hệ rối rắm giữa các công ty tiền số được liên kết bởi hoạt động vay, cho vay và đầu tư
Mối quan hệ rối rắm giữa các công ty tiền số được liên kết bởi hoạt động vay, cho vay và đầu tư

Quỹ phòng hộ tiền mã hóa Three Arrows đã đầu tư vào LUNA đã bị thanh lý. Khoản lỗ từ hoạt động cho Three Arrows vay cùng sự lây lan từ Celsius buộc Voyager phải nộp đơn bảo hộ phá sản.

Trong khi đó, công ty liên kết với FTX là Alameda Research cũng từng giao dịch với Voyager. Cả Alameda và Celsius đều từng có sự tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên, chính mối liên kết giữa FTX và Alameda đã châm ngòi nổ cho một đợt khủng hoảng tiếp theo.

Cũng giống như nhiều nền tảng khác, FTX đã phát hành tiền kỹ thuật số của chính mình - FTT. Nhưng việc Binance, một nền tảng lớn khác bán tháo số FTT mà họ nắm giữ đã tạo ra phản ứng dây chuyền đối với FTX. Trong khi đó, FTT là danh mục chính của Alameda.

Một công ty cho vay tiền điện tử khác là Genesis Global Capital, từng tiếp xúc với cả Three Arrows và Alameda đã phải tạm dừng rút tiền và tìm kiếm tiền mặt bên ngoài sau sự sụp đổ của FTX. 

Tiền mã hóa không đóng vai trò gì trong nền kinh tế thực

Cuộc sụp đổ dây chuyền này làm gợi nhớ đến kỷ nguyên tự do của các ngân hàng trong giai đoạn 1837-1863. Việc các ngân hàng tự phát hành tiền giấy trước rủi ro lừa đảo gia tăng đã làm kích hoạt một làn sóng rút tiền và ngừng rút tiền. Dù vậy, khác với tiền kỹ thuật số, cuộc khủng hoảng này có tác động tới hoạt động kinh doanh.

Việc đầu tư tiền mã hóa đã đẩy các quỹ đầu tư mạo hiểm, hưu trí và khách hàng cá nhân rơi vào cảnh thua lỗ. Tuy nhiên, điều này không gây tổn thấy hay đe dọa đến khả năng thanh toán của các tổ chức cho vay lớn cũng như sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.

Bên cạnh đó, vẫn có một số ngân hàng cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán cũng như bảo trợ cho các stablecoin của công ty tiền kỹ thuật số. Thậm chí một số ngân hàng nhỏ khác phục vụ cho các công ty tiền số bị ảnh hưởng bởi dòng tiền.

Song, tài chính truyền thống không có nhiều động cơ để xây dựng mối liên kết với tiền điện tử.

Thực tế, không giống với trái phiếu Chính phủ, các khoản thế chấp, cho vay thương mại hay các công cụ phái sinh, tiền mã hóa đều không đóng vai trò gì trong nền kinh tế thực.

Những rủi ro từ tiền mã hóa đã đẩy lùi các nhà đầu tư tài chính truyền thống như Warren Buffett hay Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều khả năng tình thế sẽ thay đổi, không phải vì tiền mã hóa đang trở nên hữu ích hơn mà bởi nó tạo ra rất nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu cơ.

Thêm một "ông lớn" tiền mã hóa nộp đơn phá sản

Theo CNBC đưa tin, công ty cho vay tiền mã hóa BlockFi vừa nộp đơn xin bảo hộ tài sản. Được biết, công ty hiện có hơn 100.000 chủ nợ với những khoản phải trả dao động khoảng từ 1-10 tỷ USD. 

Trong đó, BlockFi nợ FTX US - chi nhánh tại Mỹ của FTX - 275 triệu USD. Trước đó, hôm 11/11, FTX chính thức đệ đơn phá sản lên tòa án Mỹ sau khi cạn kiệt thanh khoản, CEO Sam Bankman-Fried, người từng được gọi là "người hùng tiền mã hóa" đã từ chức ngay sau đó.


BlockFi mở sàn giao dịch và cung cấp dịch vụ lưu ký tiền mã hóa trả lãi
BlockFi mở sàn giao dịch và cung cấp dịch vụ lưu ký tiền mã hóa trả lãi

Cùng thời điểm, một công ty con khác của BlockFi cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Bermuda. Giống với Bahamas, Bermuda từng được đánh giá là tiền mã hóa tương lai của ngành tài chính.

Theo hồ sơ phá sản, khách hàng lớn nhất của BlockFi có số dư gần 28 triệu USD.

BlockFi mở sàn giao dịch và cung cấp dịch vụ lưu ký tiền mã hóa trả lãi. Sau bê bối của quỹ đầu tư Three Arrows Capital, BlockFi và hàng loạt các công ty tiền mã hóa khác đã rơi vào khủng hoảng thanh khoản. BlockFi đã tạm ngừng cho phép khách hàng rút tiền gửi và thừa nhận có "tiếp xúc đáng kể" với FTX và Alameda Research, công ty do Bankman-Fried cùng sáng lập.

Theo CNBC, sau khi FTX nộp đơn phá sản, công ty đã bắt đầu thảo luận với các chuyên gia tái cấu trúc.

PitchBook cho biết, BlockFi từng được định giá 4,8 tỷ USD. Nhưng sự sụp đổ của FTX đã đè nặng lên công ty.

Vào hồi tháng 7, ngay sau khi nhận được lời đề nghị giúp đỡ từ BlockFi, Bankman-Fried cùng các cộng sự đã lập tức lên kế hoạch thâu tóm. Thời điểm đó, BlockFi đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm thanh khoản nghiêm trọng cũng như đang trượt tới bờ vực phá sản. Công ty này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự sụp đổ của đồng LUNA và những công ty cùng ngành khác.

Sau đó, FTX đã cung cấp cho BlockFi hạn mức tín dụng quay vòng trị giá 400 triệu USD cùng với đề nghị mua lại công ty với giá 240 triệu USD. 

Tác động lan tỏa từ cú rơi của FTX đã và đang bao trùm lên lĩnh vực tiền mã hóa. Theo hồ sơ phá sản, FTX có hơn 1 triệu chủ nợ. Quá trình tố tụng liên quan đến khoảng 130 công ty liên kết của FTX, trong đó bao gồm Alameda Research, FTX.US.

Trong hồ sơ gửi lên Toà án Phá sản Delaware, CEO mới của FTX - ông John Ray cho biết, trong 40 năm kinh nghiệm tái cấu trúc và pháp lý của mình, ông chưa bao giờ chứng kiến "sự thất bại hoàn toàn trong kiểm soát doanh nghiệp, cùng với những thông tin tài chính đáng tin cậy gần như bằng 0 nào như đã xảy ra ở FTX".

Sàn giao dịch dịch tiền mã hóa này rơi vào khủng hoảng vì sử dụng tiền gửi của khách hàng sai mục đích. Theo đó, khi người dùng ồ ạt rút tiền, sàn không còn tiền mặt và phải dừng giao dịch. Trước đó, FTX đã bị Binance từ chối mua lại.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước