meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng tích cực phát hành trái phiếu “gồng” lãi suất

Thứ hai, 15/07/2024-08:07
Thời gian gần đây, các ngân hàng liên tiếp phát hành trái phiếu nhằm bổ sung thêm nguồn vốn hạn chế bớt những rủi ro gia tăng về chi phí vốn khi mặt bằng lãi suất huy động đang dịch chuyển theo xu hướng tăng lên.

Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị trái phiếu phát hành mới đạt 116.422 tỉ đồng, với 118 đợt phát hành thành công. Trong đó, lượng phát hành của tổ chức tín dụng nửa đầu năm đạt 69.600 tỉ đồng, chiếm 63,2%.

Bước sang tháng 7 – tháng đầu tiên của “mùa” kinh doanh nửa cuối năm, các ngân hàng tiếp tục công bố phát hành trái phiếu để thu hút nguồn lực, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp.

Lượng phát hành dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng

Trước đó, các chuyên gia phân tích của FiinRatings nhận định, nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm sẽ tăng cao, để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp, các ngân hàng phải củng cố nguồn vốn trung và dài hạn, trong đó bao gồm hình thức phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2.

BIDV cũng thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2024, tổng giá trị tối đa 3.000 tỉ đồng, dự kiến phát hành tối đa 5 đợt (mỗi đợt tối thiểu 50 tỷ đồng), mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 5-10 năm, dự kiến phát hành từ tháng 6 đến hết tháng 11/2024. 

Đơn cử, HDBank vừa thông báo chào bán trái phiếu đợt 2 ra công chúng với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành 1.000 tỉ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm, là nợ thứ cấp và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng.


Các ngân hàng cần bổ sung nguồn vốn và an toàn vốn nhằm tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động qua kênh trái phiếu
Các ngân hàng cần bổ sung nguồn vốn và an toàn vốn nhằm tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động qua kênh trái phiếu

Trước đó, Agribank cũng thông báo phát hành 10.000 tỉ đồng trái phiếu ra công chúng với lãi suất năm đầu tiên là 6,68%/năm. Lãi suất năm tiếp theo được xác định bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2%/năm trong vòng năm 5 và cộng biên độ 3%/năm trong 5 năm cuối. Ngân hàng này trả lãi định kỳ 1 năm/ lần. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng. Kỳ hạn là 10 năm và sau 5 năm, Agribank có quyền mua lại.

Tương tự, Vietimbank cũng thông báo kế hoạch dự kiến chào bán 80 triệu trái phiếu trong 2 đợt chào bán với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, có kỳ hạn 8 năm và 10 năm. Đây đều là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng.

Nhận định về thị trường trái phiếu, các chuyên gia VIS Ratings kỳ vọng, trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ phát hành hơn 283.000 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2. Trong 3 năm tới, dự báo gần 55% trái phiếu tăng vốn cấp 2 mới sẽ được phát hành bởi nhóm ngân hàng quốc doanh khi lượng trái phiếu đang lưu hành của các ngân hàng này bị giảm đáng kể do bị khấu trừ.

Ngoài ra, VIS Ratings cũng cho rằng, một vài ngân hàng tư nhân nhỏ có khả năng sinh lời yếu cũng sẽ phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 để hỗ trợ 3-4% tỷ lệ an toàn vốn. Ngoài ra, một số ngân hàng tư nhân quy mô vừa và lớn sẽ sử dụng trái phiếu tăng vốn cấp 2 để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao.

Hạn hế rủi ro chi phí vốn

Nhận định liên quan đến việc các ngân hàng liên tiếp phát hành trái phiếu, ông Phan Duy Hưng – Giám đốc VIS Ratings cho rằng, các ngân hàng cần bổ sung nguồn vốn và an toàn vốn nhằm tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động. Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu hỗ trợ tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh tăng trưởng tiền gửi chậm lại.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến 24/6, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 1,5% so với cuối năm 2023 – mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Do đó, các nhà băng phải điều chỉnh mức lãi suất tiết kiệm nhằm cân bằng lợi suất sinh lời với các kênh đầu tư khác như USD, vàng… Thực tế, trong vòng 1 tháng qua, có hơn 20 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm với mức điều chỉnh từ 0,1% đến 0,9%.


Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm đang lan rộng trong hệ thống ngân hàng
Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm đang lan rộng trong hệ thống ngân hàng

Theo ông Đinh Đức Quang – Giám đốc điều hành kinh doanh tiền tệ Ngân hàng UOB, các ngân hàng tăng lãi suất huy động nhằm đưa kênh tiết kiệm cạnh tranh với các kênh đầu tư khác trên thị trường. Trong nửa cuối năm 2024, lãi suất tiết kiệm có thể tiếp tục tăng 0,5-1% tùy kỳ hạn.

PGS.TS Võ Đại Lược – nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và chính trị thế giới cho biết, trái phiếu ngân hàng luôn được đánh giá là an toàn và thu hút được nhiều nhà đầu tư dù lãi suất thấp, kỳ hạn dài. Theo đó, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay là phù hợp với ngân hàng.

Các nhà băng có thể hạn chế bớt rủi ro gia tăng về chi phí vốn đầu vào khi lãi suất đang có xu hướng tăng trở lại. Bởi lẽ, mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã và đang có xu hướng tăng nhưng lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên ở mức nền thấp, khiến ngân hàng phải tiết giảm chi phí, tìm các giải pháp để cân đối nguồn vốn.

Ngoài ra, cũng theo ông Lược, động thái liên tiếp phát hành trái phiếu ở nhóm ngân hàng góp phần tạo nên sự hồi phục của thị trường trái phiếu sau nhiều vụ vi phạm gây đổ vỡ niềm tin. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào ngân hàng thì tác dụng của kênh huy động vốn này chưa phát huy được triệt để, tạo sức lan tỏa trong quá trình phục hồi kinh t

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước