Ngẫm về lời Đức Phật dạy về "đạo làm con" không phải ai cũng thấu tỏ: Trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu!
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật răn dạy "hãy rèn tâm như đất, dung nạp, chấp nhận và bao dung với hết thảy"Lời chỉ dạy của Đức Phật về tám căn cứ lười biếng của người tu: Nếu muốn tiến tu, chúng ta không thể sống chung với con bệnh lười biếng!Thấm thía lời Đức Phật về bí quyết sử dụng tiền: Tiền bạc làm ra phải biết thọ dụng chơn chánh!Hiểu quan niệm của Phật giáo về đạo làm con
Theo Đạo Phật, lời Phật dạy về đạo làm con đó là những phương pháp, cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái dành cho bậc sinh thành một cách cụ thể. Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ - người mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vả để nuôi chúng ta khôn lớn, cưới vợ rồi còn chia cho chúng ta gia tài. Ơn nghĩa này rất khó đền đáp trong muôn đời, đối với cha mẹ mà chúng ta không biết ơn biết nghĩa thì làm sao có thể yêu thương và giúp đỡ người khác được. Đức Phật có dạy rằng: "cho dù ta hai vai cõng cha, cõng mẹ suốt 100 năm, cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc chu đáo vẫn không thể đền trả hết công ơn cha mẹ". Vậy nên, muốn trả được ơn khó này thì việc nuôi dưỡng vật chất đầy đủ ta phải làm sao khuyên cha mẹ tin vào nhân quả, quy hướng tam bảo và không hiền lương đạo đức. Nên khuyên cha mẹ xuất gia sống vui với Chánh Pháp để an lạc tuổi già, ít phiền muộn và khổ đau thì đó chính là cách trả ơn cao nhất.
Thấm thía lời Đức Phật dạy về chữ "tâm": Tâm lệch lạc thì cuộc sống đảo điên, tâm gian dối thì cuộc sống bất an
Đức Phật từng dạy rằng, tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng thấy được bởi vì bị vô minh che lấp. Tức là mọi người đều có bản tâm thanh tịnh, trong sáng tròn đầy, vắng lặng nhưng vì bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối, tâm đó luôn bị xao động và thành rta tâm trí bất an điên đảo, tạo tội nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.Giác ngộ lời Đức Phật dạy: Tình yêu giữa hai người “tỉnh thức” sẽ như thế nào?
Trong cuộc sống này, hiểu được các nguyên lý vận hành của cuộc sống, các luật của vũ trụ, luôn tích cực và lạc quan giúp đỡ mọi người. Chính vì thế cũng dễ gặp được những người cùng tần số với mình, mọi việc thành cũng được, bại cũng được và cuộc sống của họ luôn bình yên.Những lời Phật dạy về đạo làm con ai cũng nên học tập
Tất cả những người sinh ra trên đời ai cũng đều có cha có mẹ. Tuy nhiên thì vì nhiều hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người lại có số phận khác, vinh hoa hay nghèo nàn khác nhau. Dù vậy thì chúng ta cũng không nên vịn vào đó để bất hiếu với cha mẹ của mình. Đạo hiếu chính là phẩm hạnh cao nhất mà Phật giáo đã chỉ ra trong đạo làm con. Tu đâu cho bằng nhà - thờ cha kính mẹ mới là đi tu.
Đầu tiên: Tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ
Để có được chúng ta của ngày hôm nay thì phải có bố mẹ, chính vì thế khi các bậc sinh thành về già thì bạn cần phải tôn kính và luôn dành thời gian chăm sóc và phụng dưỡng. Và trong năm lý do gây dựng tài sản được Phật dạy trong kinh Tăng chi thì lý do tạo ra của cải, vật chất để có thể phụng dưỡng cha mẹ của mình cũng được Đức Phật khẳng định. Trong khi phụng dưỡng cần phải cung kính và hầu cha mẹ. Việc phụng dưỡng cần phải bao hàm cả yếu tố quan tâm, cung kính và yêu thương. Bên cạnh đó, của cải nuôi dưỡng cha mẹ phải trong sạch, hợp pháp và đúng với pháp luật.
Thứ hai: Con cái thay thế cha mẹ gánh vác công nghiệp
Trong cuộc sống, con cái phải có nghĩa vụ tiếp nối và duy trì nghề nghiệp cũng như công việc của cha mẹ. Nếu như trong gia đình không có người kế nghiệp được xem là một bất hạnh lớn. Và để có thể tồn tại trên cuộc đời này thì chúng ta cần phải có nghề nghiệp để sống và bất luận sang hèn hay nghèo - giàu. Một người con cần phải am hiểu được tất cả những nghề nghiệp mà cha mẹ đã làm và truyền dạy. Thay thế cha mẹ thực hiện những công việc chính là trách nhiệm kế tiếp của con cái. Và trong bổn phận làm con thì ngoài mục đích mưu sinh đảm bảo được đời sống vật chất đầy đủ cho bản thân, phải gánh và đỡ đần công việc của cha mẹ. Duy trì cũng như phát triển nghề nghiệp của gia đình.
Thứ ba: Giữ gìn truyền thống gia phong của gia đình
Trong lời Phật dạy đạo làm con cần phải đề cao yếu tố giữ gìn gia phong của gia tộc. Truyền thống gia phong chính là truyền thống đạo đức tích cực của gia đình, dòng tộc được giữ gìn và truyền qua nhiều thế hệ tiếp nối. Dù vậy thì bạn cần phải hiểu rõ và thấm nhuần những giá trị đạo đức tốt đẹp. Có thể thấy, đạo đức tốt đẹp thuần thiện được xem là chất liệu sống và cần phải có trong các mối quan hệ giao tiếp, cách đối nhân xử thế giữa con người và đối tác xung quanh. Chất liệu này được chắt lọc và tích lũy qua nhiều thế hệ trước đó để có thể cuối cùng tạo nên truyền thống gia phong của từng gia đình người thân cũng như gia quyến. Tổng quan, giữ gìn truyền thống gia đình tốt đẹp còn được hiểu là mọi thứ phải tự hoàn thiện tư cách đạo đức cá nhân. Phận làm con và việc giữ gia phòng bằng cách chuyển hóa những thói xấu của bản thân, sống đúng và sống tốt theo lời Phật dạy chính là cách giữ gìn truyền thống gia đình được bền vững và lâu dài.
Thứ tư: Con cái có nghĩa vụ kế thừa và bảo vệ tài sản của cha mẹ
Tài sản cha mẹ được kế thừa từ cha mẹ gồm giá trị vật chất và tinh thần. Vậy nên, việc giữ gìn truyền thống gia phong chính là biết sống tốt và không làm tổn thương đến người khác cũng giúp đỡ chia sẻ khi có nhân duyên. Bên cạnh đóm, việc giữ gìn và phát triển giá trị vật chất của cha mẹ để lại chính là một nhiệm vụ quan trọng đối với con cái. Bằng mồ hôi và nước mắt, bằng con tim cũng như khối óc đối với đôi bàn tay siêng năng thì cha mẹ để lại một tài sản cho chúng ta được thừa hưởng. Và việc giữ gìn quản lý tài sản của gia đình được bền vững và lâu dài chính là bổn phận quan trọng cũng như cần thiết của những người con trong gia đình.
Thứ năm: Khuyên cha mẹ làm điều thiện và biết quy hướng về Tam bảo
Cũng theo Phật giáo, con cái có thể báo đáp công ơn của cha mẹ qua hai phương diện chính là vật chất và tinh thần. Xét về phương diện tinh thần thì cần phải đảm bảo yếu tố chuẩn mực và nhất là con đường tiệm cận đến với Thánh Đạo. Kinh tăng chi cũng đã đưa ra sự so sánh, cho dù phụng dưỡng cha mẹ bằng tất cả khả năng của mình thì cũng chẳng thể bằng khuyến khích cha mẹ quy hướng Tam bảo và an chú các thiện pháp.
Đối với Đức Phật, việc hướng cha mẹ đến với Tam bảo là một trong những bổn phận sau cùng của con cái, bất luận đó là trai hay gái. Có thể thấy một điều rằng, giáo lý của Phật giáo không chỉ dạy cho người xuất gia được giác ngộ hoàn toàn mà còn chỉ dạy cho con người biết đối nhân xử thế để có thể hoàn hiện đạo lý làm người trong gia đình cũng như xã hội.
Như thế, lời Phật dạy về đạo làm con chính là việc chúng ta phải gánh vác công việc nặng nhọc và thay thế cho cha mẹ để được vui tuổi già. Người làm con hiếu thảo lúc nào cũng nhớ đến công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Một khi cha mẹ ốm đau thì phải hết lòng chăm sóc, hầu hạ và lo thuốc thang điều trị cho mẹ sớm hết bệnh mà không sợ hao tốn.
Mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái trong đạo Phật
Đạo Phật cho hay, trong các mối quan hệ của con người thì mối quan hệ của cha mẹ và con cái rất thiêng liêng. Sự thiêng liêng này không đơn thuần chỉ là nằm ở mối quan hệ di truyền và huyết thống mà nó còn là tình người, tính giáo dục, đạo đức của hai thế hệ đó chính là Thế hệ sinh và thế hệ được sinh ra.
Người con nào phá vỡ mối quan hệ thiêng liêng này với cha mẹ thì có nghĩa là bất hiếu, làm mất đi thanh danh và truyền thống tốt đẹp của gia tộc. Người con đó cũng không còn là người đúng nghĩa mà chỉ còn một tội lỗi và đáng trách.
Ngược lại, cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình như giáo dục con cái cả về thể chất, trí tuệ và tự lập trong đời sống thì cha mẹ cũng không làm tròn bổn phận của mình. Và nếu như cả cha mẹ và con cái không thực hiện đúng với tinh thần phật pháp của Đức Phật.
Và với mong muốn xây dựng cũng như phát huy một xã hội an bình và hạnh phúc trong chiều hướng thượng thì những lời dạy của Phật trong tam tạng kinh điển nam Tông và bắc Tông cũng đã ca ngợi về mối quan hệ thiêng liêng giữa cha mẹ cũng như con cái. Điều này, cần nói đến những lời Phật dạy về đạo làm con, các giá trị giáo dục và đạo đức được thể hiện theo mối quan hệ làm đạo làm cha mẹ và con cái.