meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nền kinh tế số 1 châu Âu đang ở bờ vực suy thoái: Kinh tế 5 năm không tăng trưởng, doanh nghiệp ồ ạt “tháo chạy”

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Đức - quốc gia từng được mệnh danh là đầu tàu kinh tế của châu lục già đang đứng trước bờ vực của sự suy thoái. Nguyên nhân do đâu “cỗ máy sản xuất” hàng đầu thế giới trở nên trì trệ?

Trong gần 5 năm, kinh tế Đức gần như không tăng trưởng. Đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 của nền kinh tế Đức cũng ở mức thấp nhất trong số các quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của Đức đến nay vẫn là dấu hỏi khi Nga đang ngày càng siết van đường ống khí đốt và giảm lượng khí đốt xuất khẩu sang đức. Hiện tại, quốc gia từng là đầu tàu kinh tế của châu  u đang đứng trước bờ vực suy thoái.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ và lâu dài của nền kinh tế Đức vào ngành sản xuất lại phụ thuộc vào 4 yếu tố gồm: Thương mại toàn cầu tự do và mở cửa, nhu cầu của Trung Quốc tăng cao, lực lượng lao động trong nước làm việc năng suất và năng lượng giá rẻ của Nga. Nhưng một trong số 4 yếu tố đó đang suy yếu.


Kinh tế Đức đang đứng trước bờ vực suy thoái
Kinh tế Đức đang đứng trước bờ vực suy thoái

Thời kỳ hoàng kim đã lùi vào dĩ vãng

Trước đây, các doanh nghiệp Đức đã vượt qua nhiều cú sốc kinh tế lớn, bao gồm cả sự chia rẽ Đông Đức và  Tây Đức vào những năm 1990. Thời điểm đó, chính phủ liên bang đã chi hàng trăm tỷ USD để có thể xây dựng lại miền Đông Đức. Chi tiêu lớn đã đẩy giá cả hàng hoá trong nước tăng và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Đức và khiến tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này đạt mức 12% - mức cao nhất sau chiến tranh thế giới.

Đầu những năm 2000, chính quyền Berlin đã áp dụng một loạt cải cách với thị trường lao  động và đã có tác dụng. Chi phí lao động  giảm và phục hồi khả năng cạnh tranh của Đức. Sau đó, nhờ sự ra đời của đồng Euro, xuất khẩu bùng nổ vì hàng hoá Đức có giá rẻ hơn một số quốc gia. Trong vài năm, Đức thậm chí còn là quốc gia xuất khẩu hàng hoá lớn nhất  thế giới, “vượt mặt” cả 2 cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.

Cuộc suy thoái ngắn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng thể ngăn cản được sự phục hồi mạnh mẽ của Đức, thậm chí còn vượt xa cả Mỹ và các doanh nghiệp Đức chuyển hướng sang kinh doanh với Trung Quốc. Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đón nhận nhiệt tình những chiếc ô tô hạng sang từ Đức. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất máy móc và thiết bị kỹ thuật mà Trung Quốc cần để xây dựng các thành phố, đường cao  tốc và đường sắt.

Trong thời gian nắm quyền, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đạt được thoả thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp tăng đáng kể dòng chảy năng lượng giá rẻ từ Nga.

Sau Thế chiến thứ 2, “phép màu kinh tế Đức” xuất hiện phần lớn dựa vào các hoạt động xuất khẩu khi ¼ số việc làm của quốc gia này phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu và con số này ở Mỹ là 6%. Thị trường nội Đức cũng không đủ lớn để đáp ứng sản lượng dư thừa của các công ty công nghiệp.


Phép màu kinh tế Đức đình trệ từ cuối năm 2017
Phép màu kinh tế Đức đình trệ từ cuối năm 2017

Tuy nhiên, “phép màu” này đã bị đình trệ kể từ cuối năm 2017, sản lượng công nghiệp  Đức giảm 15%. Điều này phần nào phản ánh tình trạng mất khả năng cạnh tranh của Đức. Cụ thể, ngành công nghiệp Đức đã tụt hậu so với Ý trong những năm gần đây bởi áp lực chi phí lao động, thuế doanh nghiệp tăng cao và đầu tư sụt giảm trong nhiều thập kỷ vì tập trung vào kế hoạch giảm nợ.

Hơn nữa, những rào cản với thương mại quốc tế cũng xuất hiện trong bối cảnh một số nơi vẫn còn hoài nghi về lợi ích của một nền kinh tế hội nhập. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế quan với hàng hóa Trung Quốc và EU. Ông Trump từ lâu đã chỉ trích tình trạng thặng dư thương mại lớn của Đức và đe dọa áp thuế với ô tô nhập khẩu từ nước này.

Chật vật vì phụ thuộc quá nhiều vào Nga - Trung

Không chỉ vậy, những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga – Ukraine đã khiến chuỗi cung ứng trì trệ, lạm phát tăng cao, sự sụt giảm mạnh của đồng Euro và giá cả, từ đó, cũng tăng chóng mặt. Đà tăng trưởng của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức, cũng chậm lại đáng kể do ảnh hưởng từ chiến lược “Zero COVID” của chính quyền Bắc Kinh.


Xuất khẩu hàng hoá Đức cũng giảm sút do nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc
Xuất khẩu hàng hoá Đức cũng giảm sút do nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức ngày càng trầm trọng hơn khi Nga đã thông báo cắt giảm lượng khí đốt  tự nhiên chảy đến Tây  u thông qua đường ống  Nord Stream vào ngày 27/7. Trong nhiều thập kỷ qua, Đức đã sử dụng nguồn năng lượng giá trẻ từ Nga và nhờ đó tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này lại chứa đựng đầy rủi ro.

Khí đốt nhập khẩu từ Nga chiếm hơn 55% lượng tiêu thụ ở Đức, trong khi than là 50% và dầu là 35%. Những con số này đã giảm trong năm nay và Đức vẫn đang phải chật vật tìm kiếm các nhà cung cấp khác, đổi mới cơ sở hạ tầng trong nước dù đã bị phá bỏ trước đó do quyết định ngừng vận hành các nhà máy hạt nhân và nhiệt điện than.

Việc Nga nắm “đằng chuôi” trong dòng chảy khí đốt tự nhiên và phải chịu lệnh trừng phạt từ EU đã khiến giá điện, dầu và than tăng mạnh. Berlin đã soạn thảo kế hoạch phân bổ nguồn cung cho các nhà sản xuất, phân chia cho các hộ gia đình và bệnh viện. Họ cũng nỗ lực thay thế than bằng khí đốt để phát điện và tạo động lực tài chính cho các công ty để tiết kiệm năng lượng.

Gần ⅙ doanh nghiệp ở Đức đang phải cắt giảm hoặc ngừng sản xuất  do giá năng lượng tăng cao. Peter Adrian, chủ tịch của DIHK, cho biết: "Đây là những con số đáng báo động. Có nhiều công ty đang nhận thấy họ không thể chuyển gánh nặng chi phí cho khách hàng.".

Các doanh nghiệp ồ ạt rời khỏi Đức

Bên cạnh khủng hoảng năng lượng, những thay đổi mang tính cơ cấu cũng ảnh hưởng và khiến tăng trưởng kinh tế ở Đức yếu hơn. Ngành sản xuất ô tô, viên ngọc quý trong nhiều thập kỷ của Đức, đang giảm quy mô đáng kể khi xu hướng toàn cầu dần chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện. Các công ty sản xuất Trung Quốc cũng đang trở thành đối thủ đáng gờm của Đức trên thị trường quốc tế. 

Hệ quả nhận lại đương nhiên là sự chuyển hướng của nhiều doanh. Kostal Automobil Elektrik, nhà cung cấp ô tô lâu đời có trụ sở tại miền Tây nước Đức, vào tháng 6, cho biết họ sẽ ngừng sản xuất ở Đức vào cuối năm 2024. Theo các liên đoàn lao động, khoảng 900 việc làm sẽ được di dời hoặc cắt giảm, khoảng 100 vị trí ở trung tâm dịch vụ sẽ được chuyển đến Budapest.

Các công đoàn lao động cảnh báo rằng động thái của Kostal có thể tạo ra hiệu ứng domino. Tháng 6, Ford Motor cũng thông báo họ đã lựa chọn Tây Ban Nha thay vì khu vực phía tây nước Đức để sản xuất thế hệ xe tiếp theo. Họ cho biết nguyên nhân là chi phí năng lượng cũng như nhân công ở Đức cao hơn khiến khả năng cạnh tranh kém đi.

Heinz-Glas là nhà sản xuất thủy tinh 400 năm tuổi có trụ sở tại Bavaria. Cứ 4 chai nước hoa trên thế giới được bày bán thì có 1 chai được Heinz-Glas sản xuất. Khách hàng của họ là những cái tên lớn, bao gồm include Estée Lauder Cos. và L’Oréal SA. Heinz-Glas – với khoảng 1.500 nhân sự tại Đức, cho biết họ có thể buộc phải chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, nơi có nguồn lao động lớn hơn và chi phí năng lượng rẻ hơn.

Heinz-Glas phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên từ Nga, vì sản xuất thủy tinh cần nhiệt độ khoảng 1.600 độ C. Nếu không có nguồn cung cấp khí ổn định, các lò nung chảy – trị giá hơn 10 triệu euro/lò, sẽ nguội đi và bị hư hại nghiêm trọng.


Chi phí lao động của Đức ở mức cao
Chi phí lao động của Đức ở mức cao

Frank Martin, CFO của Heinz-Glas, cho biết, công ty đang phải trả chi phí năng lượng cao gấp 10 lần mức trước khi mâu thuẫn Nga – Ukraine xảy ra. Trong khi đó, các đối thủ ở Pháp và Nam Mỹ không bị ảnh hưởng lớn đến vậy.

Thomas Nürnberger, Giám đốc điều hành bộ phận sale và marketing tại nhà sản xuất động cơ và quạt Ebm-papst Group, cho biết: "Bài học của chúng tôi từ những cuộc khủng hoảng trong 2 năm rưỡi vừa qua đó là những mô hình hoạt động hiệu quả trong quá khứ sẽ trở nên yếu kém nếu có sự đoạn."

Công ty này kiếm được hơn 2/3 trong số 2,3 tỷ euro doanh thu hàng năm từ bên ngoài nước Đức, trong quyền quyết định, hoạt động R&D và sản xuất đều được thực hiện ở "quê nhà". Giờ đây, sau khi hệ thống cung cấp nguyên liệu mà Ebm-papst cần lại rơi vào tình trạng thiếu ổn định, họ đang nỗ lực xây dựng 3 chuỗi cung ứng ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu. Họ cũng tìm nguồn cung ứng nguyên liệu gần với các khu vực trên và muốn hoạt động ở phạm vi quốc tế nhiều hơn.

V&B Fliesen GmbH – nhà sản xuất gạch ốp lát ở bang Saarland miền tây nước Đức, cho biết họ sẽ chuyển hoạt động từ Đức sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay. Khoảng 200 công nhân tại nhà máy ở Đức cũng sẽ được điều động hoặc yêu cầu nghỉ việc. Họ cho biết, nguyên nhân là do chi phí năng lượng, vận chuyển, đóng gói, nguyên liệu thô và mức lương ở Đức cực kỳ cao. Trong khi đó, các quốc gia khác, đặc biệt là Tây Ban Nha và Ý, có chi phí ở mức thấp và có lợi thế cạnh tranh.

Ngay cả các hãng sản xuất máy móc hiện đại hoặc sản phẩm công nghệ cao cho thị trường toàn cầu – từng là lĩnh vực quan trọng của Đức, cũng kiểm soát chặt chẽ với các loại chi phí. Siltronic AG, công ty có trụ sở tại Munich chuyên sản xuất các tấm silicon cho ngành bán dẫn, gần đây đã chọn Singapore thay vì Đức để đặt trụ sở nhà máy mới trị giá 2 tỷ euro. Theo CEO Christoph von Plotho, chi phí vận hành, bao gồm cả năng lượng và nhân công, ở Singapore thấp hơn là yếu tố hấp dẫn.

Trong khi đó, những thay đổi về nhân khẩu học đang diễn ra. Đức là một trong những quốc gia châu  u đầu tiên chứng kiến tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng, bắt đầu từ những năm 1970. Dự kiến, lực lượng lao động của Đức sẽ giảm khoảng 5 triệu người trong thập kỷ tới

Gần 1 nửa số doanh nghiệp khí đốt của Đức cho biết họ thiếu công nhân có kỹ năng và điều này cản trở hoạt động sản xuất. Trong khi đó,theo cơ quan lao động liên bang, Đức cần thu hút khoảng 400.000 lao động mỗi năm trong những năm tới khi thế hệ baby boomer nghỉ hưu.
 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước