Nam sinh lớp 10 cầm tiền đi đầu tư, sau 2 năm bỏ túi mức lãi 81% và bài học: Hãy để người giỏi hơn kiếm tiền hộ mình
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung chàng CEO Việt quản lý quỹ đầu tư 10.000 tỷ ở tuổi 25: Khởi nghiệp từ năm 11 tuổi, vừa ra trường đã đầu quân cho CJ và LotteNam sinh Việt 24 tuổi trở thành "ông chủ" quán ăn giữa lòng thủ đô Hàn Quốc: Ngày chỉ ngủ 2 tiếng, chấp nhận làm việc cực nhọc nhất để kiếm ra tiềnĐam mê đầu tư chứng khoán, nam sinh 2K4 chốt lời hơn 100 triệu đồng chỉ sau 6 thángHọc lớp 10 đã cầm tiền đi đầu tư
Vào sinh nhật năm 16 tuổi, nếu được tặng một khoản tiền nhỏ, bạn sẽ chọn làm gì? Đi một chuyến du lịch check-in sống ảo, mua đồ hiệu đắt đỏ, hay cùng bạn bè ăn uống sang chảnh một bữa ra trò?
"Mình đã chọn đầu tư", đó là câu trả lời của Nguyễn Trần Thiện Dương (học sinh lớp 12 - Hà Nội) khi kể lại câu chuyện về những ngày đầu tiên chập chững bước vào hành trình đầu tư của mình.
"Mình nghĩ mình là một người sống khá cân bằng. Khi có tiền, mình không muốn chỉ nghĩ đến chuyện tiêu xài, nên mình đã tìm hiểu về đầu tư, để tiền sinh ra tiền , rồi sau đó có thể tiêu sau cũng được" - Dương chia sẻ.
Theo Trí thức trẻ thông tin, khoản vốn đầu tiên Dương có là từ sinh nhật tuổi 16. Cậu bạn lớp 10 khi đó say mê với những kỹ năng quản lý tài chính đọc được từ cuốn sách Tâm lý học về tiền" của tác giả Morgan Housel. Cùng với sự định hướng và lời khuyên từ gia đình, người thân, Dương đã chọn mua chứng chỉ quỹ - một sản phẩm đầu tư trên thị trường chứng khoán và và bắt đầu "thực hành" đầu tư.
Ở lứa tuổi của Dương, không nhiều bạn trẻ thực sự bắt tay vào việc đầu tư, càng không biết đến sản phẩm "Chứng chỉ quỹ". Hầu hết những bạn trẻ sẽ chọn đầu tư cổ phiếu, nghe ngóng cá tin đồn, nghe phím hàng và tự mua bán trên thị trường.
Nhưng theo Dương nghĩ, cách thông minh trong đầu tư chính là để người giỏi hơn kiếm tiền hộ mình. Cậu bạn chia sẻ, thường tâm lý của nhiều người là thích tự cầm tiền và nghĩ rằng tự kiểm soát sẽ yên tâm hơn. Còn Dương lại muốn tìm đến các công ty Quản lý Quỹ vì các sản phẩm chứng chỉ quỹ được quản lý bởi những chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp. Họ có kiến thức bài bản, có trong tay dữ liệu cũng như kinh nghiệm. Họ nắm rõ diễn biến nội tại của các doanh nghiệp, biết điều gì sẽ dẫn dắt sự phát triển của công ty và đội ngũ ban lãnh đạo làm việc ra sao,... Đây đều là những thông tin mình không có và cũng không đủ hiểu biết để đánh giá, càng không có thời gian để tìm tòi vì thời điểm này với Dương, điều quan trọng nhất vẫn là cần tập trung vào việc học.
Nhờ sự giới thiệu từ những người đáng tin cậy đi trước, Dương quyết định chọn một công ty Quản lý Quỹ hàng đầu Việt Nam để đồng hành. "Mình chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nên mình nghĩ nếu có cơ hội, nên chọn những người giỏi, nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ, đồng hành đầu tư", Dương tâm sự.
Dắt túi mức lãi hơn 81% sau 2 năm đầu tư
Nghĩ là làm, Dương bắt đầu phân bổ vốn và mua Quỹ đầu tư trái phiếu SSI (SSIBF), Quỹ Đầu Tư Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững SSI (SSI-SCA). Sau đó, khi Quỹ Đầu tư tăng trưởng dài hạn Việt Nam (VLGF) phát hành công khai lần đầu (IPO), cậu bạn đã nhanh chóng chớp thời cơ, chốt lời một phần SSIBF để chuyển sang mua VLGF.
Nhờ sự tìm hiểu kỹ càng và kiên trì đầu tư nhưng vẫn nhạy bén, linh hoạt khi cần thiết, nam sinh lớp 10 này đã sở hữu thành tích khá ấn tượng khi bỏ túi mức lợi nhuận lên tới 81,95% cho SCA sau gần 2 năm và 4,56% cho VLGF sau 4 tháng đầu tư. "Em cũng đã hiện thực hóa được lợi nhuận cho mình khi tự mua được chiếc xe máy đắt tiền mà không cần xin tiền bố mẹ", Dương vui vẻ khoe khi được hỏi cậu đã tự thưởng gì cho bản thân sau thời gian đầu tư thành công.
Dương chia sẻ, một trong những điều cậu tâm đắc nhất khi đọc "Tâm lý học về tiền" không phải là cuốn sách dạy cậu cách để kiếm tiền, cách để đầu tư, mà là cách ứng xử với chuyện kiếm tiền như thế nào.
Khi được hỏi về ưu nhược điểm của các sản phẩm tài chính mà cậu đang đầu tư, Dương cho hay: "Mình nghĩ dù là kiếm tiền, hay cụ thể hơn là đầu tư, cũng nhằm giúp cho cuộc sống của chính mình tốt hơn, thoải mái hơn, tự do hơn. Nên mình sẽ không phải là người thích để các khoản đầu tư thao túng cảm xúc của chính mình".
"Đầu tư giúp em học được sự cân bằng trong cuộc sống"
Xác định học tập vẫn là chính, cậu bạn luôn cố gắng kiểm soát, sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, tự nhắc nhở bản thân không quá sa đà vào việc đầu tư hoặc bị cảm xúc "lên xuống" chi phối. Mặc dù vậy, Dương cũng thừa nhận việc kiểm soát cảm xúc trước những biến động lên xuống của tài khoản là điều không hề dễ dàng gì.
Những sản phẩm Dương đầu tư vốn thường không bị ảnh hưởng quá mạnh bởi diễn biến thị trường, tức tăng không quá nhanh, nhưng cũng không giảm sốc như cổ phiếu thông thường. Chính sự biến động vừa phải đó lại hoàn hảo để cậu bạn có thể rèn luyện tâm lý, chuẩn bị cho những chặng đường đầu tư xa hơn. Đồng thời, Dương cũng rút ra được một kinh nghiệm cho mình, đó là việc đầu tư là dài hạn, không nên để nó ảnh hưởng quá nhiều đến hiện tại.
"Việc tiếp cận sớm và bắt đầu với kênh đầu tư tương đối an toàn giúp mình rèn giũa khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn" - Dương thừa nhận.
Ở ngưỡng cửa của tuổi 18, Dương tâm sự mình luôn cảm thấy khó khăn giữa việc cân bằng giữa tiết kiệm, tái đầu tư và tiêu dùng. "Ở tuổi đi học, khó tránh khỏi lúc đắn đo dùng tiền lời kiếm được để mua những món đồ mình thích hay tái đầu tư". Cậu bạn cũng nói tới cảm giác FOMO. Dù không vấp cảnh "đu đỉnh" nhưng nhà đầu tư này cho rằng, FOMO là "bệnh" dễ gặp phải của người trẻ khi đầu tư. Bởi tính cách đặc trưng của người trẻ là sôi nổi, nghĩ nhanh, làm nhanh, thậm chí đôi khi không kiểm soát được hành động.
Tiếp cận đầu tư từ sớm đã giúp Dương vượt qua được những khó khăn này. Theo đó, chàng trai Gen Z cũng cho rằng, trong đầu tư không quan trọng nhiều tiền, ít tiền mà quan trọng là sự quyết đoán và dấn thân. "Phải thử mới biết được. Thay vì có được bao nhiêu mình tiêu bấy nhiêu thì nên thử đầu tư sinh lời. Đầu tư càng sớm càng tốt, để trang bị cho tương lai sau này", Dương nói.
"Mình đặt mục tiêu sẽ trở thành du học sinh ngành tài chính trong tương lai. Bên cạnh trau dồi về kỹ năng, mình mong muốn có thể trau dồi thêm về kiến thức. Không chỉ là kiến thức để đầu tư, mà rộng ra sẽ là kiến thức để quản lý tài sản, từ đó quản lý cuộc sống của mình. Đầu tư có may rủi, nhưng có kiến thức, sự hiểu biết mới là yếu tố then chốt để quản lý tài sản", Dương chia sẻ.