Nấm mồ chưa bao giờ xanh cỏ của Từ Hi Thái hậu: Lăng tẩm xa hoa bậc nhất vẫn phải chịu luật nhân quả?
BÀI LIÊN QUAN
Những lu nước chữa cháy khổng lồ trong Tử Cấm Thành: Hơn 600 năm chưa một lần đóng băng, ẩn chứa trí tuệ cao siêu của người xưaTại sao mái ngói Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ, sáng bóng, chim cũng không dám đậu suốt 600 năm?Bí ẩn lời nguyền về ghế rồng Tử Cấm Thành: Gây ra 3 cái chết “quỷ dị”, chỉ chân mệnh thiên tử mới dám ngồiTừ Hi thái hậu là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Sau khi vua Đồng Trị lên ngôi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều Thanh cùng với Từ An thái hậu. Sau khi vua Đồng Trị qua đời, Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế lên ngôi, bà tiếp tục trở thành nhiếp chính. So với Từ An thái hậu, Từ Hi thái hậu được mọi người biết đến nhiều hơn.
Nhắc đến cái tên này, bên cạnh khả năng chính trị hơn người cùng cuộc đời đầy phong ba và ly kỳ thì không thể không nhắc tới thói ăn chơi xa xỉ, tiêu tiền như rác của Từ Hi Thái hậu. Ngay cả khi còn sống khỏe mạnh, bà đã tính toán đến việc bản thân sau khi chết sẽ được chôn cất ở một nơi như thế nào. Vì thế, vị Thái hậu này muốn mình có được một chỗ yên nghỉ thật hoành tráng, khiến hậu thế nhiều đời sau phải trầm trồ.
Khi chuẩn bị bước vào độ tuổi tứ tuần, Từ Hi bắt đầu hạ lệnh huy động tiền tài và nhân lực để xây cất lăng mộ cho mình. Người được bà giao trọng trách quan trọng này là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn – em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự.
Có giai thoại truyền rằng, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu ở Định Đông Lăng được xây cất trên một mảnh đất có phong thủy tuyệt hảo. Nơi an nghỉ của bà sau nhiều năm hoàn thành còn lộng lẫy, nguy nga không kém gì Hoàng cung đại nội.
THAM KHẢO THÊM:
- 1000+ Mẫu ảnh nhà cấp 4 đẹp: [HOT 2022] được lấy từ thực tế
- Mua bán Liền kề Huyện Hoài Đức, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Căn hộ chung cư Huyện Hoài Đức, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Huyện Mê Linh, Hà Nội mới nhất
Tuy nhiên, khi tới nơi này thị sát vẫn có 1 điều khiến bà phật lòng, đó là nơi này mọc quá nhiều cỏ dại. Là một người kiêu căng phách lối, bà không cho phép bất kỳ ngọn cỏ nào mọc trên mộ của mình. Để chiều lòng Từ Hi Thái hậu, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đã áp dụng phương pháp bí truyền đến từ Tây Hạ. Cụ thể, ông cho người mang 100 chiếc nồi lớn, sau đó cho toàn bộ phần đất trên ngôi mộ vào nồi và đảo qua đảo lại trên lửa lớn.
Sau đó, những người thợ mang số đất này ra trộn với lưu huỳnh, khiến cỏ dại không cách nào sinh trưởng. Năm 1908, Từ Hi Thái hậu sau khi qua đời được chôn cất trong lăng mộ sang trọng kèm theo vô vàn châu báu quý giá. Sau đó khoảng hai thập kỷ, vào thời điểm Thanh triều mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hy đã bị bè lũ Tôn Điện Anh “ghé thăm” vào năm 1928.
Tương truyền rằng, thời điểm lăng mộ của Từ Hi bị trộm, thi thể của bà vẫn còn nguyên vẹn, không hề phân hủy. Nhiều ý kiến cho rằng, thi thể của bà được bảo quản hoàn hảo là nhờ viên dạ minh châu sở hữu giá trị liên thành được đặt trong miệng.
Tham lam đến mức mờ mắt, Tôn Điện Anh cùng tay sai của mình đã di dời thi thể của Từ Hi ra ngoài quan tài, lấy viên ngọc minh châu ra, thậm chí cởi bỏ cả quần áo của vị Thái hậu này. Thời đó, Thanh triều đã thối nát nhưng Từ Hi vẫn mặc kệ dân chúng lầm than, dùng quỹ công để xây cất lăng mộ hoành tráng cho riêng mình. Do đó, nhiều người khẳng định mọi tai ương xảy ra với lăng mộ và di thể của vị Thái hậu này là báo ứng cho những việc làm tàn nhẫn của bà lúc sinh thời.