Bóc giá chiếc kiệu "sặc mùi tiền" có giá sánh ngang siêu xe của Từ Hi thái hậu: Riêng nội thất đã 24,5 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao Tử Cấm Thành “bất tử” trước 200 trận động đất, chịu 2 tỷ tấn thuốc nổ vẫn sừng sững?Tử Cấm Thành hơn 70 giếng nước lớn nhỏ không một ai dám uống: Hoàng đế uống nước ở đâu?Có đến 9.999 gian phòng, tại sao Tử Cấm Thành không có dù chỉ một nhà vệ sinh?Từ Hi thái hậu là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Sau khi vua Đồng Trị lên ngôi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều Thanh cùng với Từ An thái hậu. Sau khi Đồng Trị qua đời, Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế lên ngôi, bà lại tiếp tục trở thành nhiếp chính. So với Từ An thái hậu, Từ Hi thái hậu được mọi người biết đến nhiều hơn. Bà cũng là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.
Nhắc đến cái tên này, bên cạnh khả năng chính trị hơn người, cuộc đời đầy phong ba và ly kỳ thì không thể không nhắc tới thói ăn chơi xa xỉ, tiêu tiền như rác của bà. Trong suốt thời gian trị vì, Từ Hi thái hậu nhiều lần khiến người ta choáng váng bởi những thú vui tốn kém chỉ bà mới dám làm.
Chiếc kiệu có giá bằng cả một siêu xe
Từ Hi thái hậu được biết đến là nữ vương với lối sống xa xỉ bậc nhất lịch sử Trung Hoa. Chính vì thói tiêu xài hoang phí của mình, Từ Hi thái hậu không ít lần bị chỉ trích vì để mặc dân chúng sống khốn khổ, khó khăn. Đặc biệt, trong những năm cuối triều Thanh, Từ Hi vẫn giữ nguyên thói quen vung phí tiền bạc dù cả triều đình và người dân đều phải thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm từng đồng.
Thậm chí, khi chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, triều đình nhà Thanh vì gặp khó khăn về tiền bạc nên không thể mua tàu chiến mới. Tuy nhiên, Từ Hi thái hậu vẫn sẵn sàng chi số tiền khủng để trang hoàng cho phương tiện di chuyển yêu thích của mình. Đó chính là một chiếc kiệu 16 người khiêng - phương tiện di chuyển yêu thích của bà mỗi khi ra ngoài.
Nếu xét về độ hoành tráng và đắt đỏ, chiếc kiệu này có thể thừa sức sánh ngang với những siêu xe thời nay. Cụ thể, chiếc kiệu của Từ Hi thái hậu được làm bằng mây, thiết kế tương tự như một căn phòng nhỏ. Phía hai bên của chiếc kiệu được gắn thanh dài cố định. Ở phía đầu hai thanh dài là 2 thanh bắt ngang, đặt vuông góc với nhau để tạo thành tay nâng cho những người khiêng kiệu.
Điều đáng nói, một trong những điều chú trọng nhất của hoàng tộc khi đi ra ngoài là phải đảm bảo bí mật. Ngoài trừ thị vệ của Từ Hi thái hậu thì không ai được phép nhìn trộm khi kiệu đi qua. Vì thế, chiếc kiệu của Từ Hi thái hậu được che chắn vô cùng kỹ càng. Ngoại trừ ván sàn thì tất cả nội thất bên trong kiệu đều được che kín bằng 2 lớp rèm lụa.
Từ vải bọc ghế cho đến những tấm rèm đều được tỉ mỉ thêu lên những hoa văn thể hiện sự sang trọng như phượng, rồng, cá, sếu được thực hiện bởi những thợ thêu nổi tiếng nhất. Đặc biệt, những mẫu hoa văn này ngoại trừ hoàng đế và thái hậu thì không ai được sử dụng. Hầu hết các thợ thêu để hoàn thiện những họa tiết này phải mất tới cả tuần, thậm chí là cả năm.
Chiếu kiệu xa xỉ này được Từ Hi thái hậu coi trọng đến mức, trong một lần du lịch bằng tàu hỏa, bà nhất mực bắt thuộc hạ phải mang theo kiệu lên tàu, đặt ở một toa riêng. Hành động này đối với Từ Hi thái hậu thể hiện quyền lực tối cao, nhưng trong mắt người khác nó chỉ thể hiện sự ích kỷ mà thôi.
Riêng nội thất đã tốn 24,5 tỷ đồng
Chiếc kiệu của Từ Hi thái hậu rộng rãi vô cùng, chính giữa được đặt một chiếc ghế. Hai bên tay vịn được đệm bông nhồi bên trong một lớp vải lụa màu vàng. Hai bên ghế ngồi là một tấm ván. Tấm ván này giống như một cánh cửa nhỏ. Khi Từ Hi thái hậu ngồi lên ghế, tấm ván này sẽ được hạ xuống dưới một cái bàn nhỏ đặt trước mặt của bà.
Ngoài ra, tay đệm 2 bên Từ Hi thái hậu cũng không đơn giản. Những tay đệm này có thể mở ra. Ở bên trong chứa tất tần tật các trang điểm của Từ Hi thái hậu. Ở hai bên cạnh chỗ ngồi còn đặt 2 chiếc bình bằng vàng, có chiều cao tương đương với độ cao khi Từ Hi thái hậu ngồi xuống. Hoa tươi được cắm trong những chiếc bình này, được thay liên tục để đảm bảo trong kiệu lúc nào cũng phải ngập tràn hương hoa quyến rũ.
Dụ Đức Linh – một nhà văn nữ người Trung Hoa đầu thế kỷ XX và là người được Từ Hi thái hậu tuyển làm nữ quan đã tận mắt chứng kiến chiếc kiệu này và miêu tả lại trong trong 1 cuốn hồi ký “Hai năm trong Tử Cấm Thành” của mình. Cũng theo bà, chỉ tính riêng những tấm rèm cùng vải bọc thêu hoa văn bát bảo trong chiếc kiệu đã tiêu tốn hơn 7.000 lượng bạc.
Được biết, 1 lượng bạc trắng tương đương với 1.000 NDT. Ước tính, nội thất chiếc kiệu của Từ Hi thái hậu lên tới 7 triệu NDT (hơn 24,5 tỷ VND). Điều đáng nói, Từ Hi thái hậu không chỉ có một mà có tới 2 chiếc kiệu như vậy.
Di chuyển bằng đường sắt riêng
Để có được sự đồng ý của Từ Hi thái hậu trong việc phát triển mạng lưới đường sắt, đại thần Lý Hồng Chương đã phải đề nghị xây dựng thêm một tuyến đường sắt dành riêng cho hoàng gia, tọa lạc tại vườn Tây Uyển phía tây Tử Cấm Thành.
Đến năm 1886, tuyến đường sắt hoàng gia đầu tiên tại Trung Quốc được khởi công, đến năm 1888 thì hoàn thành. Tuyến đường này bắt đầu từ gần Nghi Loan Điện, kéo dài 1510m chạy thẳng tới địa điểm tổ chức yến tiệc Tĩnh Tâm Trai ở Bắc Hải. Tuyến đường sắt này còn có thêm một trạm dừng ở giữa, chính là tại Tử Quang Các. Sau này, tên chính thức của tuyến đường này là Đường sắt Tử Quang Các.
Để khẳng định quyền uy của mình, Từ Hi Thái hậu cho trang trí rèm toa xe của mình và Hoàng đế Quang Tự là màu vàng, còn màu đỏ và màu xanh là dành cho hoàng thân quốc thích và quan lại.
Trong cuộc chiến tranh năm 1990, tuyến đường sắt này đã bị quân đội các nước phương Tây phá hủy.