Năm 2023 sẽ bùng nổ nhà ở cho công nhân
Nhà ở bình dân là sự quan tâm lớn của thị trường
Theo PLO, trong năm 2022, nhiều chủ đầu tư lớn đã tiên phong tham gia xây dựng phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại nhiều địa phương như Novaland, Vinhomes, Him Lam, Hưng Thịnh.
Tại báo cáo Quốc hội mới đây về nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn trong lĩnh vực xây dựng, Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, giá bán bất động sản vẫn đang neo cao so với khả năng chi trả của đại bộ phận dân chúng. Các căn hộ bình dân với mức giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2 tại các dự án nhà ở thương mại trong khu trung tâm thành phố lớn gần như không còn. Căn hộ phân khúc giá này chỉ xuất hiện ít tại những dự án xa trung tâm.
Đề xuất lãi suất ưu đãi mua NƠXH 4,8%/năm: Mở rộng "cửa vay" bằng cách nào?
Lãi suất ưu đãi chỉ 4,8%/năm để mua nhà ở xã hội là một chủ trương của Nhà nước nhằm giúp người lao động có thu nhập thấp có điều kiện tạo dựng nhà ở. Tuy nhiên, đến nay việc tiếp cận giữa bên cho vay và người vay vẫn không hề dễ dàng.Chuyên gia pháp lý chỉ ra những rủi ro khi mua NƠXH kiểu “đi đêm”
Vì ham rẻ và muốn có nơi ở ngay, nhiều người đã mua lại các căn nhà ở xã hội chưa được phép bán hoặc mua qua cò mồi. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng, những hợp đồng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý mà người chịu thua thiệt sau này chính là khách hàng.Phát triển NƠXH gắn với thị trường bất động sản tại các địa phương
Đó là một trong bốn quan điểm, định hướng của Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân, người thu nhập thấp ngày 1/8 vừa qua. Từ đó, đặt ra giải pháp “tháo gỡ” các vướng mắc về NƠXH trong thời gian qua trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở gặp nhiều biến động.Bộ Xây dựng cũng khẩn trương xây dựng, trình lên Quốc hội xin ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) trong kỳ họp lần thứ 6 năm 2023. Bên cạnh đó, nghiên cứu và sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đảm bảo đồng bộ và tháo gỡ các vướng mắc cho nhóm đối tượng này.
Các địa phương cần bổ sung quy hoạch, rà soát và bố trí thêm quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định. Nghiêm túc thực hiện quy định dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên từng địa bàn.
Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam - Huỳnh Tuấn Kiệt đánh giá rằng, việc tăng thêm nguồn cung nhà ở xã hội vào những năm tới sẽ giải quyết được nhu cầu về nhà ở cho phần lớn người dân có thu nhập thấp tại đô thị, công nhân các khu công nghiệp. Đây là tín hiệu tốt về nguồn cung mới trên thị trường nhà ở khi đã nhắm tới đúng đối tượng có nhu cầu ở thực. Việc có thêm hàng triệu căn nhà giá rẻ sẽ giải quyết được bài toán nhà ở trên thị trường hiện nay.
Cũng theo nhận định này, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đưa ra dự báo, sẽ có thêm nhiều các dự án nhà ở thuộc phân khúc bình dân, trung cấp triển khai ra thị trường trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu mua ở thực chiếm đa số. Sản phẩm phân khúc bình dân tăng lên sẽ hỗ trợ cân bằng giá nhà để thị trường phát triển ổn định hơn.
“Xét về lâu dài thì phải có chính sách mở rộng hình thức cho vay vốn của các ngân hàng thương mại nhằm đầu tư vào các dự án nhà ở thương mại giá thấp” - Bà Trang cho hay.
Chính sách hỗ trợ thị trường
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM - Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, để làm một dự án giá rẻ, nhà ở xã hội hiện còn khó và vướng mắc thủ tục hơn cả nhà ở thương mại, vì vậy khó để có thêm nguồn cung.
Ngân sách nhà nước có hạn, nguồn vốn chỉ có thể tập trung để phát triển NOXH để cho thuê. Đối với NOXH để bán, cho thuê mua thì cần xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp tư nhân thông qua các chính sách ưu đãi thực chất. Cùng với đó, bổ sung thêm chính sách ưu đãi để sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng một nửa mức dành cho NOXH.
“Theo tôi, Chính phủ cần nhanh chóng có chỉ đạo thúc đẩy gói tín dụng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Về phía Ngân hàng Nhà nước, nên xem xét việc sửa đổi Thông tư 20/2021 cho phép các ngân hàng Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, được cho hộ gia đình và cá nhân vay mua, thuê nhà ở xã hội” - Ông Châu đề xuất.
Giải pháp cơ bản và quan trọng nhất giúp cải thiện tình hình khó khăn hiện tại, Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng, trình tự, thủ tục liên quan tới đăng ký và sử dụng đất đai, dự án cần được thông thoáng. Thị trường bất động sản hiện nay và giai đoạn tới sẽ có sự chênh lệch lớn giữa các phân khúc, cần có quy định cụ thể phân khúc nào được phục vụ nhu cầu thực hay phân khúc nào được phép đầu cơ.
Nguyên do là tình trạng đầu cơ, lướt sóng thị trường vẫn còn rất phổ biến, làm cho giá bán nhà ở ngày càng tăng, xóa bỏ nguồn cung phân khúc bình dân, người dân có nhu cầu thì không thể tiếp cận được phân khúc cao cấp đang tràn lan như bây giờ.
“Những quy định và chính sách về đầu tư xây dựng nhà ở giá rẻ cần xây dựng cụ thể hơn nữa, với tầm nhìn lâu dài hơn nhằm đảm bảo Nhà nước có đầy đủ khoản ngân sách phù hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người mua NOXH” - Luật sư Hậu góp ý.
Giá nhà 2023 sẽ không tăng
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - Nguyễn Văn Đính cho rằng, nguồn cung các phân khúc nhà ở hiện đều đang khan hiếm ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp. Các chủ đầu tư rất tích cực triển khai cũng như kích hoạt các dự án mới, tuy nhiên vì rào cản pháp lý nên nhiều địa phương chậm phê duyệt dự án. Nguồn cung hiện tại trên thị trường chưa thể vào chứ không phải không còn và nguồn cung luôn sẵn sàng để được bùng nổ.
Nhu cầu mua nhà ở thực của người dân vẫn rất cao, nhưng do giá nhà leo thang làm ảnh hưởng tới sức tiêu thụ của thị trường. Bên cạnh đó, nhiều người muốn mua nhà nhưng còn gặp khó trong việc vay vốn từ ngân hàng. Dự kiến vào quý cuối năm 2022, đầu năm 2023, thị trường vẫn tiếp tục thiếu nguồn cung nhà ở nhưng giá bán sẽ được giữ nguyên.