meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất lãi suất ưu đãi mua NƠXH 4,8%/năm: Mở rộng "cửa vay" bằng cách nào?

Thứ tư, 27/07/2022-07:07
Lãi suất ưu đãi chỉ 4,8%/năm để mua nhà ở xã hội là một chủ trương của Nhà nước nhằm giúp người lao động có thu nhập thấp có điều kiện tạo dựng nhà ở. Tuy nhiên, đến nay việc tiếp cận giữa bên cho vay và người vay vẫn không hề dễ dàng.

Nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu

Trước chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản đề xuất một số giải pháp.

Trong văn bản, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện ưu đãi tín dụng lãi suất 4,8%/năm cho một số đối tượng hưởng chính sách, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu của người dân lao động hiện nay.

Dẫn số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, HoREA cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2020, cả nước đã thực hiện gần 250 dự án nhà ở xã hội với khoảng 100.000 căn hộ, chỉ đạt gần 42% kế hoạch. Kết quả phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong năm 2021 và 6 đầu năm 2022 cũng cho thấy số lượng còn vẫn rất hạn chế so với nhu cầu của người dân.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước mới chỉ hoàn thành được 13 dự án nhà ở xã hội cho thu nhập thấp ở khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp (khoảng 6.000 căn với diện tích tích khoảng 300.000 m2 sàn). Trong đó, TP.HCM, thực hiện được 15.000 căn hộ nhà ở xã hội, đạt 75% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020. Trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM cũng đã khởi công 5 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Tuy nhiên, với số lượng nhà ở xã hội như hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn và cấp bách của xã hội.

nha-o-xa-hoi-1658852484.jpg
Trong giai đoạn 2015 - 2020, cả nước đã thực hiện gần 250 dự án nhà ở xã hội. (Ảnh minh họa)

Số liệu khảo sát của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy, công nhân ngành may mặc chỉ có thu nhập bình quân là 6,8 triệu đồng một tháng. Trong đó có đến 41% không đủ trang trải cuộc sống. Đa số họ đều phải thuê các nhà trọ với giá thuê khoảng trên dưới 1 triều đồng/tháng, chi phí chiếm khoảng 20% tổng thu nhập.

Vì vậy, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021 theo hướng vẫn giữ nguyên nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015 quy định các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định (Vietcombank, Agribank, VietinBank , BIDV) được cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn tín dụng ưu đãi để hộ gia đình mua nhà ở xã hội.

Đây cũng là cách để các ngân hàng này được tham gia thực hiện hiệu quả việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng cho hộ gia đình, cá nhân mua, thuê mua nhà ở xã hội từ nay đến hết năm 2023, bởi đây là 4 ngân hàng có năng lực và có kinh nghiệm thực hiện cấp tín dụng nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét một số cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội nhưng đã phải vay thương mại với lãi suất cao (khoảng 9%/năm) được phép thanh lý hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng thương mại và chuyển sang vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm.

Đặc biệt, trong đề xuất của mình HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội cho chủ khu nhà trọ được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm trong gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng. Đây cũng là giải pháp để hỗ trọ các chủ nhà trọ đầu tư xây dựng, hoặc cải tạo nâng cấp khu nhà trọ, phòng trọ để đảm bảo chất lượng xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy và tăng thêm tiện ích phục vụ công nhân lao động thuê trọ.

Để đảm bảo phù hợp với các quy định trong Luật Nhà ở 2014, HoREA cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét sửa đổi, bổ sung thêm quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành 20% đất ở trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án hoặc hoán đổi quota 20% quỹ nhà ở hoặc quỹ đất ở của dự án nhà ở thương mại bằng số lượng nhà ở xã hội tương đương tính theo căn hộ, hoặc diện tích sàn xây dựng căn hộ, hoặc diện tích đất ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại thời điểm hoán đổi để sử dụng làm nhà ở xã hội…

Ngoài ra, Hiệp hội HoREA kiến nghị Bộ Tài chính xem xét thực hiện giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án nhà ở xã hội cho thuê theo quy định của pháp luật về thuế đối với nhà ở xã hội hiện hành.

“Cửa” vay vẫn hẹp

Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Thị Phượng quê ở Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho biết, chị đã sống và làm việc tại Hà Nội đã hơn 10 năm, đến nay gia đình chị vẫn phải thuê nhà để ở. Vợ chồng chị cũng đang có dự định làm hồ sơ để đăng ký mua nhà ở xã hội tại khu vực Nam Từ Liêm. Nhưng để hồ sơ được thông qua quả là một điều không hề dễ dàng.

"Lãi suất 4,8% là gói vay nhà ở xã hội hấp dẫn so với lãi suất mặt bằng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc tiếp cận làm thủ tục đăng ký lại khiến tôi nản lòng" - chị Nguyễn Thị Phượng chia sẻ.

Chị Phượng chia sẻ thêm, để có thể vay được vốn ưu đãi, người vay phải đáp ứng các tiêu chí như: hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng dài hạn tại Hà Nội. Sau đó, người vay phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn tại phường cư trú. Khi hồ sơ vay được gửi đi, Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ họp bình xét, nếu hồ sơ được chọn sẽ gửi lên UBND xã rồi từ đó mới gửi tới Ngân hàng chính sách xã hội xét hồ sơ.


Ông Nguyễn Chí Thanh. 
Ông Nguyễn Chí Thanh. 

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, hầu hết các đối tượng vay vốn mua nhà ở xã hội đều là những người gặp khó khăn trong việc mua nhà ở vì thu nhập thấp. Mặc dù đã có chính sách giảm giá trị nhà ở xuống thấp nhưng tổng giá trị căn nhà vẫn cao so với họ. Thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ gia đình vay được vốn từ nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm tỷ lệ khá thấp.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát cho rằng, cần tổ chức rộng rãi và mở rộng việc hỗ trợ khách hàng có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội.

"Trong khi khả năng thanh toán khó khăn nếu không được hỗ trợ thì rất ít người có thể mua được nhà. Tỷ lệ mua nhà thấp cũng là bài toàn cho các nhà đầu tư muốn phát triển nhà ở xã hội. Bởi khi hoàn thành nhưng các dự án nhà ở xã hội không bán được cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, không kích thích được các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Việc có nhiều ngân hàng tham gia cho vay vốn ưu đãi cũng sẽ giúp người dân dễ tiếp cận được vốn vay hơn." - ông Vũ Kim Giang nói.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, trong Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã quy định rất rõ về các đối tượng được ưu đãi thuê, mua nhà ở xã hội.

Theo luật sư Cường, để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận được với nhà ở xã hội nên giữ nguyên Thông tư số 25/2015/TT-NHNN, cho phép 4 ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định (Vietcombank, Agribank, VietinBank , BIDV) tham gia hỗ trợ các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

“Chính sách cốt lõi về nhà ở xã hội phải đặt trên hai trụ cột. Thứ nhất là hỗ trợ tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp. Thứ hai là thời hạn cho vay. dài hạn. Chính phủ cũng nên cấp gói tài chính dài hạn hơn, bởi nếu chờ tích lũy đủ tiền để mua nhà ở xã hội thì người thu nhập thấp gần như không có cơ hội” - Luật sư Cường nhận định.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước