meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Hết thời" lãi suất thấp đầu tư bất động sản

Thứ hai, 25/07/2022-17:07
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng tăng lãi suất cho vay trong bối cảnh lạm phát là điều dễ đoán. Theo đó, tổng thể thị trường bất động sản chịu tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất

Theo Nhịp sống kinh tế, năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Trước sự điều chỉnh này của Ngân hàng Nhà nước, bình quân lãi suất cho vay trong giai đoạn cuối năm 2021 chỉ khoảng trên dưới 5%/năm, mức lãi suất này được đánh giá là thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Trong suốt giai đoạn lãi suất cho vay thấp, nhiều người mua nhà, đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính để mua bất động sản. Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã khiến tình trạng sản xuất, kinh doanh đình trệ, kéo theo đó dòng tiền cũng được đổ vào bất động sản. Do đó, thị trường bất động sản thời gian qua liên tục xảy ra tình trạng "sốt đất" cục bộ.

Theo quan sát của TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho biết, không ít người đã ngạc nhiên với thị trường bất động sản năm 2021 bởi thông thường thị trường chỉ tăng khi kinh tế phát triển mạnh hoặc dòng tiền tốt.

Ông Hiển cho biết, nhiều doanh nghiệp không làm ăn được nên bỏ tiền vào bất động sản, người dân vì chán làm ăn cũng bỏ tiền vào địa ốc. Những lý giải này đều không hợp lý về mặt kinh tế. Bởi một khi nền kinh tế đang khó khăn, dù người có tiền hay không có tiền cũng không không ai đi lo bỏ tiền vào kênh đầu tư dài hạn là bất động sản.

Vị chuyên gia nhận định: "Đến đầu năm 2022, cùng với việc Bộ Tài chính và Chính phủ quyết liệt trong việc xử lý một số doanh nghiệp thì người ta mới thấy rằng năm 2021 xuất hiện một dòng tiền đầu tư tài chính ảo. Và việc tăng giá bất động sản trong năm qua hoàn toàn không dựa trên một nhu cầu bền vững của đầu tư hoặc sử dụng".

Gần đây, một số ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng mạnh lãi suất huy động. Có thể kể đến một số cái tên như: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng mạnh lãi suất huy động tiền đồng từ 0,6 - 0,9%/năm. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) điều chỉnh tăng 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online.


Các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất
Các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất

Hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng mới công bố biểu lãi suất huy động mới, cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,7%/năm, 6 tháng tăng lên 4,7%/năm. Ở kỳ hạn huy động 12 tháng, lãi suất tăng lên 5,8%/năm, và mức lãi suất huy động cao nhất là 6,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng,…

Thực tế, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng thời gian qua đã rục rịch tăng, nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay có thể sẽ tăng theo. Các chuyên gia VCSC dự báo, lãi suất cho vay thế chấp mua nhà nửa cuối năm nay sẽ cao hơn so với đầu năm. Dự báo năm 2023, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà sẽ đi ngang, ở mức 11,2%, cao hơn so với dự báo 10,8% ở năm 2022. Còn lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ ở mức 6% trong năm 2023 (dự báo năm 2022 là 5,7%).

Bà Lưu Bích Hồng, Trưởng phòng cao cấp Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCSC cho biết, xu hướng tăng lãi suất cho vay thế chấp đã được dự báo từ năm 2018, tuy nhiên đã giảm nhẹ trong hai năm dịch Covid-19 do lãi suất tiền gửi được giảm tương đối.

Tương tự, trong báo cáo mới đây, KB Securities cũng đánh giá mặt bằng tăng lãi suất huy động đã chạm đáy nên nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm nay. Nguyên nhân được cho bởi lạm phát tăng trở lại khiến các ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh, cùng với đó là nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi. Nhiều khả năng mức tăng sẽ ở khoảng 0.5-1%, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3.8%.

Hết thời lãi suất thấp để đầu tư bất động sản

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trường BIDV cho biết, trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh, thị trường bất động sản về tổng thể chịu tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Bởi khi lạm phát tăng thì buộc các nước phải can thiệp bằng cách tăng lãi suất. Một khi mặt bằng lãi suất tăng thì nghĩa vụ trả nợ tăng, tỷ giá cũng tăng theo, đồng tiền nội tệ của các nước mất giá,...


Trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh, thị trường bất động sản về tổng thể chịu tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực
Trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh, thị trường bất động sản về tổng thể chịu tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực

Đồng thời, khi lãi suất tăng thì đầu tư, tiêu dùng giảm kéo theo nền kinh tế sẽ giảm đà phục hồi. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, giá cả mọi mặt hàng cũng tăng theo khiến tâm lý phòng thủ xuất hiện. Người dân sẽ hạn chế chi tiêu, thậm chí là từ bỏ ý định đầu tư. Hoặc nếu có thì cũng không có chuyện dễ dàng "lướt sóng" kiếm lợi như hai năm trước đây.

“Ở thời điểm này, nếu như bất động sản còn tăng ở một nơi nào đó thì đó chỉ có thể là hiện tượng thổi giá. Năm nay, những yếu tố cơ bản để đẩy giá bất động sản lên như hai năm qua đã không còn nữa. Trừ khi pháp lý đã được điều chỉnh, thông tin quy hoạch được công bố, cơ sở hạ tầng được đầu tư,… Chưa kể Chính phủ và các địa phương cũng đang có động thái, chính sách điều tiết giúp cho thị trường trở về giá trị thật”, ông Lực nhận định.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định, việc các ngân hàng tăng lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là điều dễ đoán. Trong năm 2021 trước đó, do lãi suất tiết kiệm thấp, khiến dòng tiền chảy từ ngân hàng sang các kênh đầu tư khác như bất động sản và trái phiếu. Điều này đã tạo ra sức ép lớn cho các ngân hàng khi huy động tiền gửi của người dân.

"Đương nhiên, khi các ngân hàng tăng lãi suất huy động, thì sớm hay muộn cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Đó là chưa kể, vừa qua, hàng loạt các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất, nếu các ngân hàng trong nước không tăng theo, đồng Việt Nam sẽ rất dễ bị mất giá, và điều này không tốt cho nền kinh tế", ông Thịnh nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cho biết, khi lãi suất cho vay tăng, những người đã vay tiền để mua nhà, mua xe trước đó sẽ phải "cõng" thêm lãi suất mới. 

"Lãi suất cho vay tăng là điều đã được dự báo từ trước, nhưng từ nay tới hết năm 2022, lãi suất có thể chỉ tăng thêm 0,5% – 1%, như vậy tác động của nó lên nợ xấu là không lớn", ông Thịnh nhận định.

Ngoài ra, vị chuyên gia khuyến cáo, trước khi mua nhà trả góp, người dân phải tính toán mức lãi suất lâu dài, tránh trường hợp không thể thanh toán theo đúng tiến độ. Ông Thịnh cho biết, hiện nay, ngân hàng nào cho vay mua nhà đều có ưu đãi trong 1 - 2 năm, khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi theo thị trường. Do đó, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù lãi suất có thấp như năm 2021 thì cũng phải tính đến việc lãi suất sẽ tăng cao trở lại.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về mặt phân khúc, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, cả phân khúc nhà ở bình dân và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.

Tuy nhiên, ông Khương nhấn mạnh, trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, việc cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản là đặc biệt quan trọng, tránh lặp lại tình trạng "chết trên đống tài sản" đã từng xảy ra trong quá khứ.

Cũng theo ông Khương, trong thời gian tới, việc một số các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tính đầu cơ của nhóm này không lớn, khó có thể thao túng thị trường, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước