meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2023, nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp trên toàn cầu bị đẩy lên cao

Thứ sáu, 04/11/2022-21:11
Việc gia tăng tình trạng vỡ nợ của các doanh nghiệp trên toàn cầu ngày càng thể hiện rõ ràng hơn vì trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19, chúng ở mức thấp theo cách rất giả tạo. 

Theo Bnews, nhìn nhận về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vào năm 2023, nhật báo Le Figar đã dẫn một báo cáo với tựa đề “Nguy cơ trở lại đối với doanh nghiệp" của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade, họ cho rằng khó khăn gia tăng mạnh trên các lĩnh vực vì khủng hoảng năng lượng và lãi suất tăng mạnh. 

Việc các doanh nghiệp đồng loạt gia tăng tình trạng vỡ nợ ngày càng được nhận định rõ nét hơn vì trong giai đoạn dịch bệnh chúng chỉ ở mức rất thấp. 

Năm 2023 là năm khó khăn đối với doanh nghiệp trên toàn cầu. Dự báo của Allianz Trade mới đây về tình trạng vỡ nợ đang gia tăng trong năm 2022, sau khi đã giảm mạnh trong giai đoạn dịch bệnh, sẽ tăng tốc vào năm 2023 trên quy mô toàn cầu. 

Báo cáo chỉ ra, công ty bảo hiểm tín dụng của Pháp tính toán tới các trường hợp vỡ nợ doanh nghiệp sẽ tăng khoản 19% vào năm 2023 so với năm 2022, sau khi đã tăng 10% vào năm nay. 
 
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó đứng đầu là Pháp khi có tỷ lệ vỡ nợ doanh nghiệp dự kiến tăng lần lượt là 46% và 29% vào năm 2022 và 2023. Tiếp đó là Vương quốc Anh tăng lần lượt là 51% và 10%, Đức tăng 5% và 17%.

Số doanh nghiệp vỡ nợ tại Italy dự kiến giảm 6% trong năm nay, trước khi tăng 36% vào năm 2023. Sự gia tăng sẽ mahj hơn tại Mỹ với mức tăng là 38% vào năm sau. Các chuyên gia cho rằng: “Tỷ lệ vỡ nợ trên toàn khu vực sẽ vượt qua đại dịch vào cuối năm nay”. 

Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mại

Hiện nay, bất chấp lạm phát và khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ghi nhận được sự tăng trưởng tốt. Thế giới đang thiếu hụt đi nguồn cung, trong khi đó mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam cũng đang đến gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với đó là sự nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục là 4 tỷ USD.

Lạm phát, tỷ giá cùng gây sức ép lên ngành xuất khẩu

Sản lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng suy giảm đáng kể trước những áp lực xuất phát từ tỷ giá tăng cao và lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, các ngành sắt, thép, gỗ và nông sản xuất khẩu đều chứng kiến sản lượng sụt giảm kể từ hồi tháng 3, bất chấp sự thật vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ.

Chuyên gia quốc tế "giải ngố" về kênh vàng: Vàng là một kênh "trú ẩn" an toàn cho nhà đầu tư bất chấp chiến tranh và lạm phát

Vàng mang lại sự đa dạng cho danh mục đầu tư trong giai đoạn thị trường tài chính và tiền tệ bất ổn, đồng thời giá trị của kim loại quý cũng được hưởng lợi từ sự phát triển của ngành trang sức cùng sự gia tăng nhu cầu về công nghệ trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu tăng cao và hiện hữu trước bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài. Allianz Trade cho rằng, mối đe dọa chính xuất phát từ cuộc xung đột này là lạm phát, được thúc đẩy bằng cuộc khủng hoảng năng lượng lớn chưa từng có. 

Điều này gây nên một “cú sốc về năng suất”, nhất là có thể thấy rõ tại châu Âu, ảnh hưởng mạnh lên các doanh nghiệp cần dùng nhiều năng lượng như giấy, máy móc thiết bị, luyện kim và ngành khai khoáng. 

Một quan ngại là việc tăng lãi suất gắn với với động thái siết chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Allianz Trade dự đoán: “Lãi suất sẽ còn tăng trong nửa đầu năm 2023, cùng với việc tăng tiền lương của các doanh nghiệp". 

Tại châu Âu, cú sốc này tương đương với một cú sốc về lợi nhuận mà các doanh nghiệp phải chịu trong cuộc khủng hoảng Covid - 19. Các tác giả của báo cáo này cho biết dự trữ tiền mặt lớn của công ty cho tới nay giúp giảm bớt cú sốc, tuy nhiên điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. 

Ngoài những công ty sử dụng nhiều năng lượng, mọi lĩnh vực bao gồm xây dựng, viễn thông, vận tải, phân phối… sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự gia tăng cùng lúc của cả lãi suất ngân hàng và tiền lương của người lao động. 

Nếu khủng hoảng năng lượng tăng lên có thể đẩy tỷ lệ vỡ nợ tại châu  u lên tới 25% vào năm sau. Nghĩa là sẽ có mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2009. Như vậy, hỗ trợ ngân sách tại châu Âu khi đó sẽ tăng lên khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì mới hấp thụ được cú sốc này. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

19 giờ trước