meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2022, TP Hồ Chí Minh thu ngân sách vượt kế hoạch 85.000 tỷ đồng

Thứ hai, 02/01/2023-23:01
Trong năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, tổng thu ngân sách của TP Hồ Chí Minh đạt 471.562 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 9%. 

Những con số ấn tượng

Theo vnexpress.net, tại Hội nghị truyền thông kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2022, Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh Lê Duy Minh đã báo cáo kết quả thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Theo đó, TP Hồ Chí Minh đã đạt mức tăng trưởng khả quan. 

Trong năm 2022, TP Hồ Chí Minh được giao dự toán thu Ngân sách Nhà nước là 386.568 tỷ đồng, gồm 270.068 tỷ đồng thu nội địa và 116.500 tỷ đồng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với việc thực hiện hàng loạt chính sách đồng bộ và sự nỗ lực của các đơn vị ngành Tài chính, kết thúc năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đạt mức cao. 

Cụ thể, tính đến ngày 28/12/2022, số thu ngân sách đạt 471.562 tỷ đồng, đạt 121,99% dự toán và tăng 23,6% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 330.115 tỷ đồng, đạt 122,23% dự toán và tăng 25,13% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 141.434 tỷ đồng, đạt 121,4% dự toán.

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu gồm thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu được 47.698 tỷ đồng, đạt 122,58% dự toán và tăng 33,65% so cùng kỳ; thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 92.991 tỷ đồng, đạt 119,87% dự toán và tăng 14,47% so với cùng kỳ. 


Tính đến ngày 28/12/2022, số thu ngân sách của TP Hồ Chí Minh đạt 471.562 tỷ đồng, đạt 121,99% dự toán và tăng 23,6% so cùng kỳ.
Tính đến ngày 28/12/2022, số thu ngân sách của TP Hồ Chí Minh đạt 471.562 tỷ đồng, đạt 121,99% dự toán và tăng 23,6% so cùng kỳ.

Đây là kết quả của những chính sách hỗ trợ, nuôi dưỡng nguồn thu của thành phố ngay từ những ngày đầu năm 2022. Bên cạnh đó là nhiều giải pháp chống thất thu ngân sách, thực hiện thanh kiểm tra có trọng tâm và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Ông Lê Duy Minh cho biết, trong năm mới 2023, ngành tài chính của TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác quản lý thuế có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng các chuyên đề có rủi ro cao về thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch; cùng cơ quan thuế, hải quan theo dõi tình hình thu ngân sách…

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã có những đánh giá về kết quả thu ngân sách trên địa bàn. Theo ông, ban đầu thành phố dự báo có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đồng lòng, chung sức vượt khó của hệ thống chính trị trong quá trình điều hành phát triển kinh tế, xã hội, thu ngân sách, TP Hồ Chí Minh đã chủ động điều hành xuyên suốt nhiều giải pháp đồng bộ; hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục... nên kết quả vượt hơn so với dự kiến.

Kết thúc năm 2022, TP Hồ Chí Minh đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt hơn 9%, thu ngân sách Nhà nước vượt gần 85.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên cả nước đạt khoảng 50 tỷ USD. 

Đặt mục tiêu chi đầu tư công 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, năm 2022, kết quả thu ngân sách khả quan nhưng kết quả chi lại khó khăn, chỉ đạt 54% kế hoạch nên giải ngân vốn đầu tư công của thành phố chưa đạt kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố phải đề rõ nhiệm vụ chi ngay từ đầu năm 2023. Chi đầu tư công cần sớm thực hiện để dẫn dắt nền kinh tế, ông Mãi kỳ vọng đến 20/1/2023, tỷ lệ chi đầu tư công của TP Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 86%. 

Nhiều dự báo kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn mới, tình hình này có thể kéo dài đến hết tháng 6/2023, do đó TP Hồ Chí Minh phải nỗ lực hơn nữ để vượt qua thách thức và giữ vững sự tăng trưởng. 


TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tập trung chi đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm 2023.
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tập trung chi đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm 2023.

Dự báo thu ngân sách trong năm 2023 của thành phố sẽ thấp hơn so với số thu được của năm 2022. Trong đó, đặt mục tiêu nguồn thu từ xuất nhập khẩu năm 2023 phải đạt 145.000 tỷ đồng, cao hơn 5.000 tỷ đồng so với 2022, cao hơn kế hoạch đề ra là 15.000 tỷ đồng. 

Đây là một nhiệm vụ nặng nề trong hoàn cảnh, điều kiện kinh tế- xã hội năm 2023 sẽ khó khăn hơn. Do đó, phải xác định trọng tâm, giải pháp để đảm bảo tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, từ đó có điều kiện để đảm bảo thu-chi”, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nói.

Để thực hiện thành công mục tiêu thu ngân sách năm 2023, TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường quản lý và bồi dưỡng các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch với với người nộp thuế và trong công tác quản lý thuế.

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đề nghị: “Các cấp, các ngành tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh, bởi phải có doanh thu thì mới thu được. Các ngành, các cấp, từng cơ quan công chức, viên chức phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nâng cao chất lượng công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính”.

Thu hút vốn FDI cao nhất cả nước

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư đăng ký mới giảm nhưng số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ. Số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 2.036 dự án (tăng 17,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,45 tỷ USD (giảm 18,4% so với cùng kỳ); 1.107 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 12,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 10,12 tỷ USD (tăng 12,2% so với cùng kỳ).

19/21 ngành kinh tế quốc dân được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về thu hút vốn FDI với hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Đứng thứ hai là ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn FDI là hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ ba với vốn đăng ký là 2,26 tỷ USD. Tiếp theo là hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 1,29 tỷ USD vốn đầu tư. 


TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD.
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD.

Trong năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ 2 với gần 4,88 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ.

Trong số 54 tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư FDI trong năm qua, TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ 2 là Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ. Ở vị trí thứ ba là Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Về số lượng dự án mới, ngành bán buôn bán lẻ có nhiều dự án nhất chiếm 30% tổng số dự án. Dự án mới thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 25,1% tổng số dự án. Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được 16,3% tổng số dự án. 

Các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, thuận lợi như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

15 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

15 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

15 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

20 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước