Một số doanh nghiệp địa ốc đã rơi vào tình trạng "cạn tiền"
BÀI LIÊN QUAN
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Các dự án du lịch quy mô lớn cần được thu hồi, không thể bỏ mặc cho doanh nghiệp tự thỏa thuậnGói 120.000 tỷ đồng khó đến tay doanh nghiệp bất động sản ở TP. HCMTín hiệu đảo chiều của thị trường khi doanh nghiệp địa ốc đồng loạt báo lãiLộ diện "sức khỏe" nhiều "ông lớn" địa ốc
Hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói chung đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023. Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn ảm đạm, nhiều doanh nghiệp đã giảm đáng kể tiền mặt, có những doanh nghiệp đã vơi đi quá nửa.
Tại thời điểm 30/9/2023. CTCP Vinhomes có lượng tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 2.910 tỷ đồng. Cuối quý III/2023, các khoản tương đương tiền của VHM ghi nhận là 427 tỷ đồng. Đơn vị này cho biết, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại kỳ hạn 1-3 tháng với mức lãi suất hưởng từ 3,3 - 6,2%và các khoản đầu tư
Cũng tại thời điểm 30/9/2023, một ông lớn khác là Novaland có tiền và các khoản tương đương tiền là 3.435 tỷ đồng, con số nay giảm 60% so với cuối năm 2022. Cuối quý III/2023, riêng tiền, doanh nghiệp có 1.272 tỷ đồng, giảm 58% so với cuối năm 2022. Các khoản tương đương tiền đạt 2.162 tỷ, giảm 61,4% so với thời điểm cuối năm 2022. Lý giải về điều này, NVL cho biết, các khoản tương đương tiền là khoản gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc từ 1 - 3 tháng và hưởng lãi suất từ 2,5 - 6%/năm. Tuy nhiên, cuối tháng 9, các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được dùng để làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay và bảo lãnh là 132 tỷ đồng. Tiền đang được quản lý bởi các ngân hàng cho vay là 958 tỷ đồng, con số này tại thời điểm cuối năm 2022 là 5.537 tỷ đồng. Quý III/2023 NVL cũng đã chi hơn 2.300 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn của 2 lô trái phiếu.
Quý III/2023, Đất Xanh cũng ghi nhận 644 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 30% so với cuối năm 2022, nhưng lại tăng tới 41,5% so với cuối quý 2/2023. Trong đó, 401 tỷ đồng là tiền mặt, các khoản tương đương tiền là 242,7 tỷ đồng, được gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại các ngân hàng và hưởng lãi suất từ 3 - 6%/năm.
Với Phát Đạt, doanh nghiệp cũng ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền trong quý III/2023 vừa qua là 52,6 tỷ đồng, giảm tới 80% so với cuối năm ngoái. Tiền của Phát Đạt đạt 52,6 tỷ đồng. Đặc biệt, doanh nghiệp không ghi nhận các khoản tương đương tiền.
Cuối quý III/2023, Nhà Khang Điền cũng có 2.334 tỷ đồng tiền mặt trong quý 3/2023, giảm 15% so với cuối năm ngoái, nhưng tăng tới 76% so với thời điểm cuối quý 2/2023. Trong số đó, 1.414 tỷ đồng là các khoản tương đương tiền, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là 920 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cho biết, các khoản tương đương tiền thể hiện các khoản tiền gửi ngân hàng có thời hạn gốc không quá 3 tháng và hưởng lãi suất dao động từ 3,8 - 5,5%/năm.
CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) tại thời điểm cuối quý 3 ghi nhận, tiền và các khoản tương đương tiền là 2.677 tỷ đồng, giảm 29% so với cuối năm ngoái, nhưng tăng 15,3% so với cuối quý trước. Trong đó, NLG ghi nhận tiền là 929 tỷ đồng, còn các khoản tương đương tiền là 1.749 tỷ đồng. NLG cho biết, các khoản tương đương tiền thể hiện các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng với lãi suất dao động từ 4,1 - 6%/năm.
Những khoản mục như tiền theo nguyên tắc kế toán chỉ mang tính chất thời điểm. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường bất động sản chưa hết khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng "cạn" tiền.
Thực tế khó khăn của các doanh nghiệp địa ốc cũng được thể hiện tại báo cáo tháng 10 của Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) gửi UBND TP HCM về "sức khỏe" của các doanh nghiệp thành viên. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hầu hết rơi vào tình trạng khó khăn, nợ nần chồng chất, không thu hồi được nợ và khó có khả năng trả nợ trái phiếu. Bên cạnh đó, sự đóng băng của thị trường bất động sản cũng làm cho các doanh nghiệp xây dựng không có đơn hàng, kinh doanh đình đốn. Vì không có vốn kinh doanh nên việc tiếp cận dự án đầu tư công cũng rất khó khả thi, kết quả là hàng loạt đơn vị xây dựng, bất động sản nhỏ lâm vào tình trạng phá sản.
Tình hình sẽ ra sao vào cuối năm?
Chia sẻ về những điểm nghẽn lớn nhất của bất động sản, Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch - Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, có 2 điểm nghẽn lớn nhất là thể chế và hấp thụ vốn. Điểm nghẽn thể chế theo ông Lịch đang được tháo gỡ tuy nhiên điểm nghẽn hấp thụ vốn thì vẫn đang gặp khó khăn.
Theo Chuyên gia Trần Du Lịch, thị trường tài chính và thị trường bất động sản tuy hai mà một, có liên thông với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Chính vì vậy doanh nghiệp bất động sản cần phải "dĩ bất biến, ứng vạn biến", tức là lấy cái không thay đổi để ứng phó với cái thay đổi.
Ông cho biết: "Đến nay, các lĩnh vực đang dần dương trở lại nhưng riêng bất động sản lại đi từ âm nhiều đến âm ít. Năm 2024 kinh tế sẽ tốt hơn năm 2023. Tuy không có khả năng gãy đổ với thị trường bất động sản nhưng để trở lại sôi động như năm 2029 sẽ là cả một vấn đề".
Còn theo ông Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM - ông Trần Hoàng Quân, thị trường hiện nay, các sản phẩm phục vụ cho đầu cơ và cho người thu nhập cao đang áp đảo. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, bản thân các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, tăng cường liên doanh, liên kết. Cùng với đó là tăng thêm nguồn sản phẩm nhà ở bình dân và đưa giá bán sát với giá trị thực. Bởi, khi nguồn tiền của doanh nghiệp tăng trở lại, khả năng xử lý các tồn tại của trái phiếu bất động sản đối với bản thân những doanh nghiệp đang phát hành sẽ có thêm lối thoát.
Theo các chuyên gia, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nếu các dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai được thông qua sẽ kéo theo các “nút thắt” về pháp lý, nguồn vốn được tháo gỡ, niềm tin của nhà đầu tư quay lại thị trường. Đây sẽ là những điều kiện quyết định để thị trường thật sự trở về trạng thái bình thường.