Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Các dự án du lịch quy mô lớn cần được thu hồi, không thể bỏ mặc cho doanh nghiệp tự thỏa thuận
BÀI LIÊN QUAN
Quảng Ngãi ký kết luận thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật về tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất tại Đảo NgọcThủ tướng chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện cải cách tiền lương; thúc đẩy mạnh các động lực tăng trưởngThị trường bất động sản chờ “thẩm thấu” chính sách khi giao dịch tăng trở lạiNhững dự án du lịch quy mô lớn cần được thu hồi
Theo Nhịp sống thị trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - ông Nguyễn Văn Đính nhận định, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư chưa quan tâm đến chính sách tạo quỹ đất phát triển dự án bất động sản du lịch cho nên khó có thể thúc đẩy hạ tầng du lịch tăng trưởng. Cũng theo ông Đính, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng giống như đứa con rơi của thị trường. Bởi lẽ, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa nhắc đến tên các nhà phát triển bất động sản du lịch, nhóm đối tượng này đang thiếu vắng ở trong hệ thống chính sách, soi chiếu cả từ Luật Đất đai, Luật Đầu tư cho đến các quy định khác có liên quan đến thị trường bất động sản.
Ông Đính khẳng định: “Thống kê chưa đầy đủ của VNREA, hiện nay có khoảng hơn 100 dự án khu du lịch quy mô lớn đang đắp chiếu chờ vào sự tháo gỡ của pháp luật. Nếu như tiếp tục tình trạng này thì sẽ không khuyến khích đầu tư du lịch, làm nản lòng nhà đầu tư và chính quyền địa phương muốn thúc đẩy đầu tư cũng sẽ gặp tình trạng khó khăn”.
Cũng theo ông Đính, các dự án quy mô vài trăm ha là rất lớn từ đó mang đến nhiều lợi ích cho địa phương cho nên không thể nào bỏ mặc doanh nghiệp xoay sở triển khai hay là tự thỏa thuận với người dân. Ông Đính kiến nghị: “Nhà nước cần đấu thầu chọn nhà đầu tư đủ năng lực đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng”.
Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam phân tích, trên thực tế nếu như không có phép thu hồi đất thì không thể nào triển khai được các dự án quy mô lớn để có thể thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và giàu năng lực. Nếu như giữ đúng quy định như dự thảo luật hiện nay thì việc triển khai các dự án du lịch trọng điểm sẽ gặp ách tắc. Bởi thế, ông Đính đề xuất cần phải bổ sung vào Điều 79 Dự thảo Luật trường hợp thu hồi đất để thực hiện các khu đô thị mới quy mô trên 300ha, khu đô thị kết hợp thương mại dịch vụ, giải trí, khu vui chơi,...
Ông Đính khẳng định rằng: “Hiện nay người dân và doanh nghiệp đang rất trông chờ vào việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ giúp xóa bỏ đi các rào cản đối với ngành du lịch tồn tại bấy lâu nay đồng thời cũng tạo ra cơ chế tiếp cận đất đai, chính sách phù hợp và đủ linh hoạt để hút nguồn lực đầu tư”.
Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, PGS. TS Đặng Văn Thanh nói rằng: “Tôi có quá trình tham gia xây dựng Luật Đất đai từ năm 1993, 2003 và đến nay là sửa đổi Luật Đất đai 2013. Trong đó thì đều nhất quán theo nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân, chúng ta chỉ có Luật khung, từ đó làm căn cứ cho những trường hợp cụ thể”.
Cũng theo ông Thanh: “Ở trong Nghị quyết 08 chúng ta đã xác định du lịch chính là ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch có hiệu lực từ năm 2018 cũng đã có nhiều nội dung về việc phát triển du lịch, sản phẩm du lịch và chỉ có điều còn thiếu điều khoản tiếp cận đất đai, hạ tầng du lịch. Cũng theo đó, việc sửa Luật Đất đai lần này nên chăng cần đưa ra các điều khoản tiếp cận đất đai và hạ tầng du lịch vào Điều 79 Dự thảo Luật sửa đổi”.
Lý do đưa ra là bởi việc phát triển hạ tầng du lịch ở khía cạnh các dự án đô thị mới phức hợp, các tổ hợp liên quan đến văn hóa và vui chơi, giải trí, hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Và ông Thanh cũng đặt câu hỏi, để tạo ra quỹ đất cho du lịch thì nên theo phương pháp đấu giá hay là đấu thầu? Trên thực tế thì phương pháp đấu giá không áp dụng được và ngân sách của nhiều địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cũng không đủ khả năng chỉ trả để thực hiện giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án quy mô lớn. Ông Thanh cũng đề xuất đối với các dự án về du lịch hay như xây dựng các dự án khu đô thị phức hợp có du lịch nên được sử dụng phương pháp đấu thầu.
Kiến nghị: Bổ sung thu hồi đất đối với dự án khu chức năng trong khu kinh tế
Cũng góp ý Điều 79 Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, Uỷ viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - ĐBQH Tráng A Dương cho rằng, hiện nay có nhiều khu kinh tế đã được hình thành, phát triển theo Nghị định số 35/2022/NĐ-Cp của Chính phủ. Và việc tạo điều kiện phát triển khu kinh tế, nhất là đối với việc thu hồi đất để có thể tiếp cận nguồn lực về đất đai trong phát triển khu kinh tế được cho là cần thiết. Chính vì thế, cần phải bổ sung ngay trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trường hợp thu hồi đất đối với dự án khu giải trí và khu du lịch, khu đô thị cùng các khu chức năng khác ở trong khu kinh tế.
Ở trên thế giới, các khu kinh tế phát triển theo hướng đa ngành hóa, chuyên môn hóa, phát triển bền vững dựa trên tiêu chí đảm bảo tính hiện đại, cạnh tranh và bắt kịp tiến trình Cách mạng công nghiệp 4.0. Ở Việt Nam, các loại hình khu chức năng trong khu kinh tế chưa có nhiều sự đổi mới và đột phá. Và việc huy động nguồn lực, nguồn vốn đầu tư đáp ứng đầu tư phát triển vẫn còn có nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, chưa thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong mô hình phát triển như là quản lý ở khu kinh tế.
Chính vì thế, theo ông Dương, việc tạo điều kiện phát triển khu kinh tế, nhất là việc thu hồi đất để tiếp cận nguồn lực về đất đai trong phát triển khu kinh tế. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay chỉ quy định trường hợp thu hồi đất ở trong khu kinh tế đó chính là khu phi thuế quan, không bao gồm các khu chức năng khác dẫn đến mất cân bằng phát triển, mất đi tính cạnh tranh giữa các ngành nghề trong khu kinh tế. Chính vì thế mà cần có cơ chế thu hồi đất đối với toàn bộ các khu chức năng theo quy hoạch của khu kinh tế cũng như đảm bảo phù hợp phát triển bền vững, cạnh tranh một cách công bằng, minh bạch.