Thị trường bất động sản chờ “thẩm thấu” chính sách khi giao dịch tăng trở lại
BÀI LIÊN QUAN
Từ quý 2/2024, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ chính thức phục hồi?Mức định giá 1,7 tỷ USD của Bách Hóa Xanh: Thị trường bán lẻ Việt Nam có đang ở thời điểm vàng?Thị trường bất động sản “kém sắc": Chủ đầu tư sợ dớp nên không mở bán, khách hàng vẫn khó tiếp cận vốnTheo Báo đầu tư, chia sẻ với Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) - tổ chức quốc tế có trụ sở đặt ở Singapore chuyên thực hiện khảo sát kinh tế vĩ mô cũng như tài chính của các thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Đính nói rằng, thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường tương đối trẻ và chính thức hình thành, phát triển hơn 20 năm.
Trong hơn 20 năm, thị trường đã có được những phát triển vượt bậc và nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo động lực tăng trưởng cho ít nhất 40 ngành nghề kinh tế có liên quan. Nhìn nhận trong thời gian 10 năm trở lại đây, kể từ sau giai đoạn khủng hoảng thì thị trường đã có sự tăng trưởng rất nóng.
Mặc dù vậy thì cho đến thời điểm hiện tại, thị trường đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết, mặc dù chưa tới mức khủng hoảng như giai đoạn 10 năm trước tuy nhiên những nút thắt từ pháp lý cho đến dòng vốn đang khiến cho thị trường tắc nghẽn, từ đó gây cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đáng chú ý, vấn đề về pháp lý theo ông Đính, sau 10 năm, nhiều sắc luật đã tỏ ra lạc hậu với nhiều quy định không phù hợp, bao trùm với những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Điểm nghẽn về pháp lý khiến cho ít nhất gần 1000 dự án bất động sản không thể triển khai, làm nguồn cung suy giảm đột ngột, trong khi nhu cầu nhà ở trong dân vẫn còn rất lớn, đẩy giá nhà lên cao. Chưa kể đến việc nhiều loại hình sản phẩm mới như condotel, officetel đã không được thừa nhận về mặt pháp lý nên khiến cho một nguồn lực lớn về kinh tế không được phát huy, tận dụng đầy đủ.
Đối với những sản phẩm có pháp lý đầy đủ, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, phù hợp với thị hiếu của người dân, giá bán đã ghi nhận được mức tăng nhẹ trở lại. Và khi mà tâm lý khách hàng, nhà đầu tư dần ổn định, làn sóng bán cắt lỗ cũng có dấu hiệu được kiểm soát. Tổng quan thì thị trường có thanh khoản hơn, chủ đầu tư cũng giải quyết được hàng tồn và có dòng tiền. Những sàn giao dịch, môi giới bất động sản cũng có nguồn thu nhập từ hoa hồng bán hàng. Và toàn bộ thị trường sẽ dần được kích hoạt trở lại.
Và sau rất nhiều động lực ngoại biên thì theo ông Đính, chính sự vận động nội tại của các doanh nghiệp lẫn môi giới bất động sản cũng góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy khả năng hồi phục.
Đến khi các doanh nghiệp chủ động ứng biến với các khó khăn, xoay xở để cứu mình thì các doanh nghiệp cũng sẽ rút ra được những bài học xương máu khi bước vào một chu kỳ phát triển mới, bền vững và an toàn hơn. Đây chính là hành trang quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp.