Môi trường quản trị là gì? Các loại môi trường quản trị hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
Tầm hạn quản trị là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trịQuản trị văn phòng là gì? Những kỹ năng cần thiết của một quản trị văn phòngQuản trị mạng máy tính là gì? Những yếu tố để trở thành chuyên gia quản trị mạngĐịnh nghĩa môi trường quản trị là gì?
Định nghĩa về môi trường nói chung chính là tập hợp của những phần tử không cùng nhiều hệ thống nhưng lại có mối quan hệ với các hệ thống đó. Từ đó ta có thể suy ra được khái niệm của môi trường quản trị là gì. Thuật ngữ môi trường quản trị này thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Ở góc độ chung thì có nghĩa rằng đây là môi trường kinh tế xã hội rộng lớn, không phải dạng môi trường tự nhiên.
Còn theo đánh giá ở góc độ chuyên môn, môi trường quản trị chính là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Được xây dựng từ sự tổng hợp của tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Có sự tác động thường xuyên ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp đó.
Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân chia môi trường quản trị ra thành nhiều loại. Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nội bộ và lực lượng ngoài hệ thống. Tuy nhiên lại có sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động quản trị của một tổ chức.
Môi trường quản trị gồm những môi trường nào?
Qua những thông tin giải thích môi trường quản trị là gì bên trên, có thể thấy rằng đây là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Có sự góp mặt và tương tác của nhiều yếu tố, lực lượng sản xuất ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức, công ty đó.
Ở những góc độ tiếp cận khác nhau mà môi trường quản trị sẽ được phân chia thành:
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là một loại của môi trường quản trị. Tiếp theo đây hãy cùng đi tìm hiểu về khái niệm và các thành phần của môi trường này:
Khái niệm
Môi trường bên ngoài là môi trường bao gồm các yếu tố từ bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, những nhân tố này lại có sự ảnh hưởng đến mọi kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích môi trường bên ngoài là một quá trình xem xét và đánh giá các yếu tố thuộc bên ngoài tổ chức. Từ đó xác định các xu hướng tích cực hay những nguy cơ, mối đe dọa có thể tác động đến kết quả sản xuất của tổ chức.
Môi trường bên ngoài được chia thành:
- Môi trường vĩ mô.
- Môi trường vi mô.
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô - Macro Environment là một thành phần nhỏ trong môi trường quản trị là gì. Đây là môi trường mà trong đó có các yếu tố là nguồn lực, thể chế bên ngoài. Tất cả các nhân tố này có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và các yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, lực lượng nằm ngoài doanh nghiệp, tổ chức mà nhà quản trị không thể kiểm soát. Song môi trường này lại gây ảnh hưởng gián tiếp đến sản xuất và kết quả kinh doanh của tổ chức đó.
Các yếu tố chính trong môi trường vĩ mô gồm:
- Nhân khẩu học/Dân số học.
- Kinh tế.
- Môi trường tự nhiên.
- Công nghệ.
- Môi trường chính trị, pháp luật, xã hội.
- Môi trường văn hóa.
Ba đặc điểm chính của môi trường vĩ mô gồm:
- Các yếu tố thuộc môi trường này có mối quan hệ tương tác với nhau để cùng tác động đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.
- Những yếu tố trong môi trường vĩ mô có sự ảnh hưởng đến tất cả các ngành và lĩnh vực khác nhau trong mọi doanh nghiệp.
- Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả của tổ chức.
Môi trường vi mô
Khái niệm môi trường quản trị là gì đã được cung cấp rất chi tiết qua các thông tin trên. Tiếp theo đây cùng tìm hiểu về khái niệm môi trường vi mô - Microenvironment, đề cập đến môi trường bao gồm tất cả tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Môi trường vi mô chính là môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Điều này là do các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp và tức thì đến công ty của môi trường đó. Môi trường vi mô hay còn được gọi với cái tên khác là môi trường nhiệm vụ, cạnh tranh và có sự liên kết với doanh nghiệp nhiều hơn môi trường vĩ mô.
Có tổng cộng 6 nhân tố tồn tại trong môi trường vi mô, bao gồm:
- Bản thân doanh nghiệp.
- Các nhà cung cấp.
- Trung gian Marketing.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Khách hàng.
- Cộng đồng.
Môi trường vi mô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong kinh doanh. Tất cả các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu Marketing đều được thực hiện thông qua các thành phần thuộc loại môi trường quản trị là gì này. Do đó, bộ phận điều hành doanh nghiệp chính là nơi tiến hành các suy nghĩ, ý tưởng. Thực hiện dựa trên diễn biến, tình trạng các thành phần môi trường vi mô.
Hơn thế nữa, môi trường vi mô còn đóng vai trò hướng dẫn cho các chính sách truyền thông tương lai của một tổ chức. Tiến hành thực hiện hóa tiềm năng hiện tại và quyết định sự phát triển sau này cho doanh nghiệp.
Môi trường bên trong
Bên cạnh môi trường bên ngoài, môi trường quản trị của doanh nghiệp còn có môi trường bên trong. Sau đây là khái niệm và các yếu tố phân tích môi trường trong doanh nghiệp:
Định nghĩa
Môi trường bên trong là nơi mà các doanh nghiệp cần phân tích một cách chặt chẽ các yếu tố của công ty mình nhằm xác định được đúng ưu và nhược điểm. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các biện pháp để khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh. Qua đó thu về lợi nhuận tối đa cho tổ chức.
Có thể thấy rằng, việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong chính là đang phân tích điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những yếu tố này các doanh nghiệp, tổ chức có thể hoàn toàn kiểm soát và điều chỉnh được.
Các yếu tố để phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong là một phân loại của môi trường quản trị là gì. Những yếu tố sử dụng để tiến hành phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Nguồn nhân lực:
Đây là yếu tố đầu tiên của tổ nhân sự mà nhà quản trị cần phân tích đánh giá. Nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm cả nhà quản trị cao cấp và quản trị viên thừa hành.
- Đạo đức nghề nghiệp:
Đạo đức có thể nhắc đến ở đây như động cơ làm việc, tận tâm, có trách nhiệm với mọi nhiệm vụ được giao. Có hành vi trung thực, tự giác và kỷ luật. Những kết quả và lợi ích mà nhà quản trị sẽ mang đến cho doanh nghiệp.
- Người thừa hành:
Phân tích khả năng của người thừa hành dựa vào các khả năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành tích đã đạt được trong quá trình làm việc.
- Nguồn lực vật chất:
Bao gồm các yếu tố: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài chính, công nghệ quản lý, nguyên vật liệu dự trữ,... Phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực sẽ tạo cơ sở quan trọng cho nhà quản trị hiểu được những điểm mạnh và hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh.
- Những nguồn lực vô hình:
Các nguồn lực này chủ yếu là những ý tưởng chỉ đạo thông qua triết lý kinh doanh, tinh thần làm việc tốt của đội ngũ nhân thành viên trong công ty.
Lời kết
Thắc mắc: “Môi trường quản trị là gì? Có những loại môi trường quản trị nào?” đã được chia sẻ qua bài viết trên. Hãy ghi nhớ những thông tin trên để xây dựng doanh nghiệp mình ngày càng phát triển hơn nhé!