Khoa học môi trường là gì và những điều liên quan đến môi trường có thể bạn chưa biết
BÀI LIÊN QUAN
Giới trẻ hiện nay nói gì về suy nghĩ nhảy việc "liên tục": Đây có phải cách tốt để tìm môi trường làm việc phù hợp?Homeschooling là gì? Có nên theo học môi trường giáo dục homeschooling?Báo Anh gọi tiền điện tử là "Kẻ hủy diệt môi trường"Định nghĩa về khoa học môi trường
Khoa học môi trường là một trong những ngành khoa học chuyên về nghiên cứu mối tương quan và sự tiếp xúc giữa con người và môi trường thiên nhiên, nhằm mục đích giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất.
Khoa học môi trường là một ngành nghiên cứu độc lập, được tạo nên dựa trên cơ sở kết hợp các kiến thức của các ngành khoa học có liên quan như sinh học, địa chất, hóa học… Khoa học môi trường giúp con người giải quyết các vấn nạn về môi trường như: ngăn ngừa, giảm thiểu sự ô nhiễm; thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải; đồng thời cung cấp giải pháp quản lý, góp phần giữ gìn sự trong sạch của môi trường và thúc đẩy xã hội phát triển một cách bền vững. Sự cố môi trường xảy ra như nạn cá chết, sạt lở đất, thiên tai hàng năm chính là lời cảnh tỉnh cho con người. Vì thế, những ngành học liên quan đến môi trường là vô cùng quan trọng giúp góp phần nghiên cứu, tìm ra các biện pháp phòng tránh và bảo vệ môi trường.
Sinh viên khoa học môi trường ra trường làm gì?
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nhóm nước đang phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất từ việc biến đổi khí hậu của trái đất. Bên cạnh đó, sự phát triển một cách chóng mặt của kinh tế cũng có nguy cơ đẩy môi trường đối mặt với ô nhiễm, từ đó có những tác động xấu tới môi trường sống của con người, đưa vấn đề môi trường ngày càng trở nên gay gắt và cấp bách cần được giải quyết. Chính vì thế, ngành khoa học môi trường đã trở thành ngành nghề vô cùng hot, được các bạn yêu thiên nhiên, môi trường lựa chọn học tập và theo đuổi sự nghiệp.
Vậy ngành khoa học môi trường cụ thể là gì? Là ngành tìm hiểu về mối tương quan giữa người với người, con người với sinh vật khác và con người với môi trường xung quanh ta. Mục đích cuối cùng của ngành khoa học môi trường là nghiên cứu gìn giữ và bảo toàn cũng như cải thiện môi trường sống của con người trên trái đất. Vì vậy, khoa học môi trường chính là nghiên cứu môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội do con người tạo ra cũng như môi trường nhân tạo mà con người đã phát minh và tạo dựng. Ngoài ra còn có một số ngành như quản lý môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường… cùng một vài ngành khác cũng đào tạo, nghiên cứu những vấn đề xoay quanh môi trường. Từ những ngành học nghiên cứu sẽ đưa ra những hành động cụ thể để giúp môi trường trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn, góp phần bảo toàn tài nguyên thiên nhiên.
Công việc của các nhà khoa học môi trường là gì?
- Tiến hành tìm tòi nghiên cứu về đặc điểm của những yếu tố tạo nên môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo.
- Nghiên cứu để tìm ra những mối quan hệ, tương quan giữa con người và các nhân tố hình thành môi trường sống, từ đó đưa ra các quyết định tham mưu cho Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực xấu đến môi trường.
- Tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về các công cụ quản lý môi trường kết hợp với các biện pháp về kinh tế cũng như các phương hướng về pháp luật, xã hội, nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của khu vực nói riêng và của quốc gia nói chung.
- Đóng vai trò là các chuyên viên tư vấn tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước phát triển không ngừng về chính sách về môi trường để tương thích với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên phù hợp.
- Các nhà khoa học môi trường là nhân viên cốt yếu của nhà máy mang trọng trách tham gia vào quá trình bảo vệ giữ gìn môi trường sống, giúp nhà máy xử lý nước thải, khí thải hay rác thải để không làm tổn hại đến môi trường.
Sinh viên ngành khoa học môi trường tốt nghiệp ra trường làm việc ở đâu?
Để làm tốt công việc của một nhà khoa học môi trường, bạn cần làm những công việc có tính chất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành khoa học môi trường ra trường sẽ đảm nhiệm công việc ở một số vị sau:
- Thiết kế chương trình và vận hành hệ thống xử lý chất thải
- Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường
- Làm các báo cáo về bảo vệ môi trường
- Kiểm tra giám sát An toàn - Sức khỏe - Môi trường (HSE), ISO, HSAS…
Sinh ra viên ra trường có thể vào làm ở các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý chất thải, các công ty tham mưu tư vấn về môi trường, các trung tâm về quan trắc môi trường hay các trường đại học, viện nghiên cứu cũng như các nhà máy có hệ thống quản lý môi trường và an toàn lao động. Đặc biệt, nếu có năng lực tốt, bạn có thể vào làm ở Viện công nghệ môi trường và có cơ hội đi du học. Nếu bạn tham gia các dự án hoặc chiến dịch giúp con người thay đổi ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường như chiến dịch 3R thì đây chính là điểm cộng khi bạn ứng tuyển vào viện này.
Thêm nữa, nhiệm vụ chung của cả nhân loại là giữ gìn hành tinh xanh sạch đẹp đòi hỏi sự hợp tác và ý thức của tất cả mọi người trên trái đất này. Do vậy, hiện nay thế giới đã lập ra vô số các tổ chức khoa học môi trường, các tổ chức phi chính phủ để giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Xã hội càng công nghiệp hóa, càng hiện đại bao nhiêu thì môi trường càng bị ô nhiễm bấy nhiêu, vì thế người làm khoa học môi trường càng lúc càng quan trọng. Tuy nhiên, kỹ sư ngành ngày hiện đang chưa đủ số lượng để cung cấp cho nhu cầu của xã hội.
Bạn cần tố chất và kỹ năng gì khi theo học ngành khoa học môi trường
Để đảm nhiệm tốt vị trí công việc khi theo đuổi ngành khoa học môi trường, bạn cần có những phẩm chất và kỹ năng sau: Tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận, chịu được áp lực cũng như có trách nhiệm cao trong công việc; đam mê với nghề, có thể ăn ngủ với công việc nghiên cứu; có khả năng phân tích vấn đề, tư duy sáng tạo; thích tìm tòi khám phá thiên nhiên…
Cơ hội việc làm của ngành khoa học môi trường
Nhà khoa học môi trường
Công việc chính cần phải làm của một nhà khoa học môi trường:
- Nghiên cứu, tìm tòi khám phá những đặc điểm của các yếu tố tạo nên môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
- Nghiên cứu mối tương quan và sự ảnh hưởng giữa con người với các yếu tố tạo nên môi trường sống, từ đó tham mưu cho Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội để ngăn ngừa những tác động tiêu cực của con người đến môi trường
- Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, giúp họ cải thiện và hoàn thành các chính sách về môi trường
- Tham gia vào quá trình tăng cường chất lượng môi trường ở khu vực mình ở, làm việc, giúp các nhà máy xử lý đạt tiêu chuẩn yêu cầu chất thải trước khi xả thải ra môi trường
Kỹ sư môi trường
Các kỹ sư môi trường cần làm những công việc cụ thể như sau:
- Nghiên cứu các công nghệ và phương pháp để giải quyết một cách triệt để các vấn nạn ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống hàng ngày của con người
- Sáng tạo ra các quy trình và máy móc nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm
- Nghiên cứu, đánh giá quá trình giải quyết vấn đề ô nhiễm tại những khu vực bị ô nhiễm
- Trực tiếp xử lý ô nhiễm, nâng cao năng suất xử lý rác thải ở mức cao nhất
- Nghiên cứu các thành phần cấu tạo nên môi trường
- Thực hiện những biện pháp xử lý và xử phạt kịp thời với các đối tượng làm ô nhiễm môi trường
Nhà sinh thái môi trường
Có nhiệm vụ chủ yếu bảo tồn các loài động thực vật hoang dã bằng cách: tuyên truyền, vận động, giáo dục để hướng người dân chống lại các hoạt động săn bắt động vật quý hiếm.
Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học môi trường ra trường có dễ xin việc không?
Chắc hẳn các bạn đều thắc mắc rằng sinh viên ngành khoa học môi trường sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không? Bạn cần biết rằng xã hội ngày nay đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hàng nghìn cơ sở công nghiệp sản xuất mở ra khiến cho môi trường phải chịu một lượng lớn chất thải. Chính vì vậy mà khoa học môi trường là một ngành vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của nhân loại. Theo đó, cơ hội việc làm dành cho các sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học môi trường càng cao.
Bên cạnh đó, kỹ sư ngành khoa học môi trường cũng đang thiếu nhân lực một cách trầm trọng. Khi nền kinh tế của nước ta đang trên đà hội nhập thì cơ hội việc làm của các kỹ sư môi trường là rất lớn.
Tổng kết
Bên trên là những thông tin bổ ích mà chúng tôi muốn chia sẻ để giải đáp thắc mắc “Khoa học môi trường là gì?” cho bạn đọc. Hy vọng các bạn đã có cho mình kiến thức về ngành khoa học môi trường và những vấn đề liên quan.