Homeschooling là gì? Có nên theo học môi trường giáo dục homeschooling?
BÀI LIÊN QUAN
Giải thích “Giáo dục Phổ thông là gì?” và những điều cần hiểu về Giáo dục Phổ thôngCoursera là gì? Tìm hiểu về nền tảng giáo dục trực tuyến hàng đầu thế giớiCDIO là gì? Lợi ích của CDIO mang lại cho giáo dục1. Khái niệm homeschooling là gì?
Các trẻ nhỏ ngay từ bé đã được tiếp xúc với nền giáo dục như các lớp mầm non, các lớp năng khiếu,... Khi đến tuổi các em sẽ được đến trường để tiếp nhận các chương trình giáo dục do nhà nước đặt ra.
Chính vì thế, trường học không còn là khái niệm xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trước khi đến trường, gia đình là môi trường giáo dục mà các bất kỳ đứa trẻ nào từ khi sinh ra sẽ tiếp xúc và học hỏi đầu tiên từ đó.
Vậy, homeschooling là gì? có liên quan gì đến môi trường giáo dục mà chúng ta vừa nhắn đến? Đúng vậy, thuật ngữ homeschooling dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “giáo dục tại gia”, “giáo dục tại nhà” Homeschooling còn được biết tới cái tên khác trong tiếng anh đó là home education. Giáo dục tại gia có thể hiểu chính là việc dạy học cho trẻ nhỏ tại một môi trường khác với trường học.
Tại các môi trường này, bố mẹ sẽ là người dạy các em trực tiếp hoặc thuê gia sư về dạy các em ngay tại nhà. Những trường hợp giáo dục tại gia không còn hiếm gặp hiện nay, ở Việt Nam thường phổ biến ở những thành phố lớn với các gia đình khá giả.
Tuy nhiên, homeschooling không phải được tất cả các quốc gia áp dụng và cho phép. Tại các quốc gia chưa có nhiều điều lệ về giáo dục bắt buộc thì đa số trẻ em được học tại nhà, ở những nước phát triển thì việc học ở nhà được hợp pháp và là phương pháp được áp dụng nhiều của các gia đình để thay thế việc học trên trường của các em.
Thế nhưng một số quốc gia trên thế giới, homeschooling không được công nhận chính thống và nhà nước hạn chế áp dụng điều này.
2. Nguồn gốc của homeschooling
Phong trao homeschooling bắt đầu phát triển rầm rộ từ những năm 1970. Có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như John Holt hay Dorothy, Raymond Moore. Họ bắt đầu nghiên cứu và thực hiện các dự án cải cách giáo dục, đưa ra những đề nghị cho việc giáo dục tại gia thay thế cho giáo dục tại trường.
Tại Mỹ, hiện có hơn 2 triệu trẻ em đang học theo chương trình này, hàng năm tỷ lệ tăng nhanh chóng từ 7% đến 15%. Đây không phải một con số nhỏ. Đối với các chương trình homeschooling, vai trò của phụ huynh được thay thế cho giáo viên hoặc họ có thể thuê gia sư giảng dạy cho con mình.
Các chương trình học của các em sẽ có đôi phần giống với chương trình học truyền thống, nhưng cũng có những chương trình được thiết kế, soạn thảo riêng cho từng em một, căn cứ vào khả năng tiếp thu và trình độ của các em.
Có thể thấy, chương trình học homeschooling có phần đặc biệt hơn so với các em khác, tuy nhiên sau khi hoàn thành, các em không phải hoàn toàn theo môi trường giáo dục tại nhà nước mà sẽ tham gia các lớp học truyền thống trên trường để hoàn thiện các kỹ năng một cách tốt nhất.
3. Lý do phụ huynh áp dụng phương thức homeschooling là gì?
Tại sao nhiều phụ huynh lại chọn môi trường giáo dục homeschooling cho con hơn là các trương trình học chính thống? Khi mà các chương trình giáo dục tại nhà trường cũng đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình.
3.1. Tự giáo dục con
Phụ huynh muốn tự tay kèm cặp, giáo dục con, truyền đạt cho con nguồn kiến thức phù hợp với bé nhất, dạy dỗ các bé về đạo đức cũng như lối sống. Hay đơn giản, họ chỉ muốn học chỉ muốn quan sát quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức của con em mình và tiện cho giúp đỡ.
3.2. Dành nhiều thời gian cho con hơn
Cha mẹ muốn dành nhiều thời gian cho con cái. Khi mà cha mẹ bận rộn với công việc và việc tất bật đưa đón con cái đi học tại nhiều nơi khác nhau khiến họ không thể quan tâm nhiều đến con mình. Lựa chọn giáo dục tại nhà là phù hợp nhất. Học tại nhà, gia đình có thời gian giao tiếp nhiều hơn.
3.3. Giảm áp lực cho con
Giảm áp lực cho bé, giúp các bé kết hợp hiệu quả giữa học tập - vui chơi - nghỉ ngơi. Tránh việc các bé phải tập trung cao độ như ở trường gây căng thẳng, mệt mỏi. Giúp tiếp thu hiệu quả hơn.
Giảm áp lực cho chương trình học trên trường không phù hợp. Homeschooling cung cấp cho các bé chương trình học thật sự phù hợp với khả năng của mình.
3.4. Không thật sự thích cách dạy truyền thống
Nhiều bậc phụ huynh không quá hài lòng với cách dạy truyền thống. Họ cho rằng giáo dục truyền thống nhồi nhét kiến thức, lý thuyết quá nhiều trong khi cách truyền đạt cho các em hiểu chưa đem lại hiệu quả cao.
3.5. Tình huống đặc biệt
Cũng có trường hợp phụ huynh phải chọn hình thức giáo dục này do các em bị khuyết tật, chậm phát triển, gia đình sống quá xa so với trường học hay bố mẹ phải di chuyển nơi sống, nơi làm việc quá nhiều mà không thể cho các em một môi trường học ổn định như những đứa trẻ khác.
4. Những hạn chế khi áp dụng homeschooling tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định trẻ em có quyền được đến trường. Do vậy, hầu hết trẻ em nước ta đều phải đến trường và tiếp nhận môi trường giáo dục tại đây.
Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều gia đình áp dụng kết hợp giữa homeschooling và giáo dục tại trường với nhau bằng cách đăng ký các lớp học online tại nhà hay thuê gia sư,...
Tuy nhiên, homeschooling tại Việt Nam còn khá nhiều trở ngại cho các gia đình bởi với hình thức giáo dục này, họ phải thực sự có nguồn lực tài chính ổn định, vững vàng. Bởi bên cạnh các khóa học, tài liệu, họ còn phải cho con tham gia những hoạt động bổ trợ khác.
Hình thức giáo dục homeschooling có các ưu điểm nhất định, mặt khác cũng tồn tại những hạn chế mà bạn cần lưu ý đó là việc giới hạn môi trường học tập và giao lưu của trẻ nhỏ với thế giới bên ngoài.
Homeschooling đồng nghĩa với việc cha mẹ tạo cho con mình một vỏ bọc hoàn hảo, nhiều khi các con sẽ chẳng dám bước ra khám phá thế giới bên ngoài nữa.
Bên cạnh đó, các khóa học homeschooling bằng tiếng Việt hầu như là không có, mà phổ biến chủ yếu bằng tiếng Anh. Chính vì thế, ngay bản thân các bậc phụ huynh cũng phải thông thạo ngoại ngữ này mới có thể dạy bảo con cái tốt được.
5. Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng đã cung cấp đầy đủ đến cho các bạn kiến thức về homeschooling là gì, nguồn gốc của phương pháp học này, tại sao chúng lại được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình và những điểm lợi, hại của chúng. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ chọn được hình thức giáo dục con hiệu quả nhất.