meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Môi giới bất động sản trong cơn bão thất nghiệp (Bài 4): Khó khăn trăm bề khi vợ chồng chung nghề

Thứ ba, 04/04/2023-10:04
Cơn bão cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương, nợ hoa hồng,… của các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh thị trường khó khăn đã làm cuộc sống của biết bao nhân viên hoạt động trong ngành này bị ảnh hưởng, đặc biệt là càng xáo trộn hơn khi cả hai vợ chồng đều làm môi giới bất động sản.

Hôn nhân lục đục vì cả hai vợ chồng đều thất nghiệp 

Đã gần 4 tháng nay, gia đình chị Diệu (36 tuổi, Hà Nội) luôn trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Mọi thứ đều xuất phát từ việc hai vợ chồng đều đang thất nghiệp, không có việc làm cũng không có thu nhập. Tình hình mới khiến cả hai vợ chồng loay hoay, từ đó làm nảy sinh liên tục những mâu thuẫn.

Vốn dĩ, cả hai vợ chồng chị Diệu đều làm cùng một nghề, gặp gỡ và yêu nhau tại một công ty giao dịch bất động sản tại Hà Nội. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn đã kéo theo cả hai vợ chồng chị Diệu vào “làn sóng” cắt giảm nhân sự. Từ một gia đình sinh sống tại đô thị lớn có thu nhập ở mức cao bỗng chốc không còn đủ thu nhập để sinh hoạt hàng tháng. 

“Cả hai vợ chồng tôi đều làm môi giới cho một công ty bất động sản lớn, trước đây thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng vào khoảng 50 – 100 triệu, thậm chí có những tháng còn hơn cả thế. Vậy mà, khủng hoảng xảy ra và kéo dài đã buộc nhiều doanh nghiệp bất động sản phải xả quân khiến chúng tôi đều phải nghỉ ở nhà từ trước Tết đến tận giờ, từ đó mà cả gia đình cũng phải bóp miệng ăn tiêu”, chị Diệu chia sẻ.


Cả hai vợ chồng cùng thất nghiệp vì làm môi giới bất động sản khiến gia đình rơi vào cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". (Ảnh minh họa)
Cả hai vợ chồng cùng thất nghiệp vì làm môi giới bất động sản khiến gia đình rơi vào cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". (Ảnh minh họa)

Chị Diệu tâm sự, do cả hai đều bị cho nghỉ việc cùng một lúc nên từ trước Tết, gia đình chị đã liên tục xảy ra “chiến tranh lạnh” vì việc chi tiêu trong gia đình cũng như biếu tết nội – ngoại như thế nào cho hợp lý. Có lẽ, cái tết vừa rồi sẽ là cái tết mà chị khó có thể quên được, khi mà không khí trong gia đình lúc nào cũng căng thẳng, nhiều lúc vợ chồng còn ăn riêng, ngủ riêng.

Bởi không chỉ đơn giản là thất nghiệp, mà gia đình chị Diệu còn đang phải gánh trên vay khoản nợ vay ngân hàng. Do tại thời điểm trước, chồng chị Diệu có mày mò tập chơi chứng khoán và thua lỗ mất gần 400 triệu đồng.

Chị Diệu cho biết, khi mà thị trường đu đỉnh, bạn bè chồng chị ai ai cũng chơi chứng khoán. Sau vài lời rủ rê của bạn bè, thấy mọi người lãi đậm nên chồng chị cũng dồn hết tiền bạc, thậm chí vay thêm cả ngân hàng để lấy tiền chơi mặc cho chị có can ngăn. Theo chị Diệu, muốn chơi được chứng khoán phải biết theo dõi hay nghiên cứu được thị trường, còn chồng chị chỉ là một môi giới bình thường đi theo chỉ dẫn của một số hội, nhóm trên zalo thì không nên chơi số tiền lớn như vậy.

Khuyên chồng không được nên khi mất số tiền lớn khiến chị Diệu đã rất mệt mỏi. Nay lại thêm việc cả hai vợ chồng cùng ở nhà không làm ra tiền khiến chị Diệu lúc nào cũng như đang "ngồi trên đống lửa", sốt ruột vì chưa kiếm được việc làm trở lại trong khi các chi phí sinh hoạt và khoản vay lãi suất ngân hàng hàng tháng vẫn phải đóng đều đều.



Chi phí sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình vẫn phải duy trì và cộng thêm khó khăn trong tìm việc làm khiến cho chị Diệu luôn trong tình trạng căng thẳng. (Ảnh minh họa)
Chi phí sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình vẫn phải duy trì và cộng thêm khó khăn trong tìm việc làm khiến cho chị Diệu luôn trong tình trạng căng thẳng. (Ảnh minh họa)

“Đủ những chi phí trên đời từ tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền học cho các con,… cũng đủ khiến tôi căng thẳng. Nhiều khi không kìm chế được, cả hai vợ chồng lại có những lời to tiếng, phàn nàn với nhau là chồng tôi lại bỏ đi tụ tập với bạn bè khiến tôi càng bực tức. Trong khi tôi thì lo sốt hết cả lên còn chồng tôi thì cứ dửng dưng như không”, chị Diệu bức xúc.

Chị Diệu cho biết, hai vợ chồng bàn với nhau là trong khoảng thời gian này sẽ cố gắng tìm tạm một công việc khác để làm, khi nào thị trường bất động sản “sáng” lại thì sẽ quay trở làm môi giới. Tuy nhiên, do làm công việc này đã lâu nên cả chị Diệu và chồng chị đều không có kinh nghiệm làm việc ở những ngành nghề khác nên việc đi xin làm cũng trở nên khó khăn.

“Nếu không xin được việc làm ở chỗ khác thì có lẽ tôi sẽ tìm kiếm một vài mặt hàng để bán hàng online để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Còn nếu khó quá thì có lẽ sắp tới, tôi sẽ phải gửi nhờ hai con của tôi về quê cho ông bà trông để giảm chi phí học hành, cũng như sinh hoạt trên đô thị xuống”, chị Diệu buồn rầu nói.

Sàn bất động sản xả quân, thất nghiệp kéo dài

Sức khỏe của thị trường bất động sản cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều đang giảm sút một cách nặng nề. Điều này đã có tác động trực tiếp đầu tiên vào chính bộ phận những người làm nghề môi giới bất động sản khi hàng loạt các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tinh giảm tối đa bộ máy, lực lượng lao động.


Môi giới bất động sản cần có định hướng rõ ràng lại trong nghề nghiệp của mình. (Ảnh minh họa)
Môi giới bất động sản cần có định hướng rõ ràng lại trong nghề nghiệp của mình. (Ảnh minh họa)

Thực tế, số lượng môi giới phải dừng hoạt động theo thống kê lên đến hàng chục vạn người, ước đạt 80% lực lượng. Nhiều môi giới bất động sản đây còn là kỳ nghỉ tết kéo dài chưa biết đến ngày đi làm lại. Thậm chí, nhiều chủ doanh nghiệp môi giới còn bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng.

Theo một số chia sẻ từ phía những người làm nghề môi giới bất động sản, vào lúc thị trường bất động sản khởi sắc, nhiều sàn giao dịch bất động sản tuyển dụng “vô tội vạ”, thậm chí không có ký giấy tờ gì hết mà chỉ nói miệng. Cho nên, khi thị trường sa sút ngay lập tức một đội quân môi giới dễ dàng bị “hất văng” ra khỏi thị trường.

Theo các chuyên gia, nghề môi giới bất động sản dù là một công việc đem lại thu nhập cao tuy nhiên đối với những môi giới không có đủ khả năng, kinh nghiệm làm nghề thì sẽ gặp nhiều rủi ro và dễ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do đó, khoản thời gian này là lúc các môi giới cần phải có những định hướng rõ ràng, nếu quyết tâm theo nghề thì cần phải kiên trì đến cùng, cập nhật kiến thức mới nhiều hơn, trau dồi kinh nghiệm theo dõi thị trường. Còn nếu không thì nên mạnh dạn bỏ và tìm kiếm một hướng đi khác.

(Còn tiếp)

Châu Sa
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

23 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

23 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

23 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

23 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

23 giờ trước