Môi giới bất động sản khẳng định sẵn sàng “ôm” đất cắt lỗ khi giá giảm sâu
BÀI LIÊN QUAN
Nữ môi giới bất động sản cao cấp hé lộ 3 "năng lực cao siêu" của người giàu: Giàu có lý lẽ, nghèo cũng có nguyên nhânHai tháng đầu năm 2023: Nỗi buồn của doanh nghiệp và môi giới bất động sảnBộ đôi môi giới bất động sản hé lộ bí mật săn nhà cho giới thượng lưu: Phục vụ giới thượng lưu thì cũng phải biến mình thành giới thượng lưu!Quyết không mua dù giá đất giảm 50%
Theo Dân trí, anh Nguyễn Văn Thái là một nhà đầu tư ở Hà Nội cho hay, anh đã cùng với nhóm bạn đầu tư của mình đã dành khá nhiều thời gian đi tìm kiếm cơ hội đầu tư đất tại vùng ven. Mặc dù chỉ tập trung xem đất theo thông tin rao bán cắt lỗ, giảm giá sâu nhưng họ đều không thể chốt được mức giá mong muốn.
Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, anh Thái cho hay, đất ven đô vẫn là phân khúc bất động sản hấp dẫn, bởi vì nhu cầu tập trung lớn. Mặc dù vậy, giá đất ở các huyện ven trung tâm cũng đang ở mức cao sau những cơn sốt đất.
Anh Thái nói rằng: “Giá đất ở nhiều khu vực huyện ven trung tâm của Hà Nội đã hạ nhiệt nhưng giảm không nhiều. Có một số lô giá 120m2 tại xã Bình Yên - huyện Thạch Thất, năm 2022 có mức giá bán là 1,6 tỷ đồng, giờ bán cũng chỉ giảm có 100 triệu đồng”.
Thị trường bất động sản “ảm đạm”, lực lượng môi giới có hết thời?
Theo ghi nhận, thời gian qua lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh khiến cho nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn và có người vỡ mộng đã bỏ nghề, có người cố bám trụ với hy vọng sau này thị trường sẽ hồi phục. Cũng có thể nói rằng, chưa bao giờ môi giới bất động sản lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.Lại một năm nhiều bất ổn với môi giới bất động sản
Thị trường bất động sản hiện vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên, đồng nghĩa với việc các môi giới bất động sản sẽ phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn và thách thức trong một khoảng thời gian dài nữa buộc họ phải lựa chọn tiếp tục kiên trì hoặc chuyển sang ngành nghề mới.Cũng đi khảo sát đất ven đô trong những ngày vừa qua, anh Nguyễn Thế Dũng là một nhà đầu tư ở Hà Nội thừa nhận, giá đất có giảm, có những mảnh đất giảm sâu đến 50% nhưng vị trí không thuận lợi thì cũng khó mua.
Anh Dũng cho hay, khi về khảo sát ở huyện Thạch Thất, môi giới bất động sản có giới thiệu cho anh một lô đất rộng hơn 250m2 nằm ở mặt đường liên thôn thuộc xã Yên Bình với mức giá là 5 tỷ đồng, tương đương với 20 triệu đồng/m2. Dù mức giá đã giảm từ 700 - 900 triệu đồng so với đầu năm 2022 nhưng theo anh vẫn còn cao hơn so với thời điểm 2 năm trước.
Cũng tương tự, anh Dũng được môi giới dẫn đi xem một lô đất 69m2 đang có giá giảm sâu chỉ 11 triệu đồng/m2 ở trên địa bàn Tân Xã. Giá này cũng đã giảm đến 50% so với thời điểm đỉnh của cơn sốt hồi đầu năm 2022. Tuy nhiên, đất lại nằm sâu ở trong ngõ nên anh Dũng đã từ chối mua.
Một số nhà đầu tư kỳ cựu cho rằng, tâm lý chung của các nhà đầu tư hiện tại đang kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm. Đối với họ, giá bất động sản hiện tại chưa giảm mạnh, vẫn ở mức cao. Ngoài ra, việc lãi suất tăng quá cao, khó có thể tiếp cận được với vốn vay ngân hàng cùng với nỗi lo kinh tế biến động khiến người mua dè chừng, cẩn trọng hơn. Họ cũng chấp nhận thuê nhà để chờ đợi mà không dám đánh cược.
Môi giới bất động sản khẳng định “ôm đất cắt lỗ”
Trên thực tế, thị trường bất động sản vẫn giữ nhịp độ trầm lắng từ nửa cuối năm ngoái đến nay bởi những thách thức và áp lực về dòng tiền đè nén khiến cho thanh khoản xuống thấp. Và giá đất nền tại nhiều khu vực cũng đã giảm mạnh từ mức 20 - 30% so với đỉnh. Đây được đánh giá sẽ là cơ hội dành cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vững vàng mua được với mức giá hời.
Mặc dù vậy, không phải mảnh đất nào giảm giá sâu những nhà đầu tư này cũng xuống tiền để mua vào. Lý do là các nhà đầu tư có tiềm lực họ sẽ luôn có tiêu chí khắt khe khi lựa chọn sản phẩm, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang “trầm lắng”.
Theo lời một môi giới bất động sản đăng thông tin rao bán đất nền ở Hòa Lạc tư vấn rằng giá đất tại ven đô, đặc biệt là ở các khu vực gần Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tăng liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Thời gian từ giữa năm ngoái cho đến hiện tại, thị trường khu vực có chứng lại nhưng giá bán cũng chỉ đi ngang, hiếm khi nào có lô bán cắt lỗ.
Môi giới này khẳng định: “Thị trường mặc dù có ít giao dịch nhưng giá chỉ đi ngang và gần như không giảm. Có một số lô rao bán cắt lỗ, giảm sâu nhưng trên thực chất chỉ giảm khoảng dưới 100 triệu đồng trở lại. Có đất cắt lỗ sâu thì em cũng ôm luôn”.
Cũng theo lời môi giới này, hiện tại khách hàng có thể tiếp cận được với nguồn hàng đa dạng hơn, giá đất cũng không còn sốt nóng, khách hàng cũng sẽ thương lượng về giá với các chủ đất đang có nhu cầu bán.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho biết, trong thời gian qua, thị trường bất động sản cũng đã trải qua nhiều cơn sốt đất liên tục khiến cho nhà đầu tư phải thận trọng hơn trong việc quyết định xuống tiền. Trên thực tế, giao dịch thấp và hạn chế bởi giá bị đẩy lên cao, giá không phản ánh đúng với giá trị thực. Những nhà đầu tư, người mua cũng tính được giá trị ở mức độ nào là hợp lý. Chính vì thế, theo ông ông Nguyễn Văn Đính, những người có nhu cầu thực sẽ không mua được những sản phẩm bị thổi giá quá cao dẫn đến tình trạng thanh khoản khó.
Nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường bất động sản ngày càng khó khăn. Mặc dù được rao bán cắt lỗ, giá cũng đã giảm so với kỳ đỉnh giá, tuy nhiên thanh khoản lại vô cùng chậm chạp. Phần lớn các nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi đều có tâm lý chờ giá giảm thêm thì mới quyết định mua vào.
Cũng chính vì thế mà các sản phẩm cắt lãi, cắt lỗ vẫn còn rơi vào cảnh ế ẩm. Khi thị trường bất động sản đang ở giai đoạn bất định như hiện tại thì chính các nhà đầu tư hay đầu cơ cũng không muốn mua vào.