Mặt bằng lãi suất trong nước những tháng cuối năm sẽ thế nào trước việc FED mạnh tay hơn với lạm phát?
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán Việt Nam "thấp thỏm" chờ tin từ FedThị trường chứng khoán hôm nay 21/9: VN-Index "quay xe" giảm điểm trước khi Fed đưa ra quyết định về lãi suấtThị trường chứng khoán đã và sẽ ra sao nếu Fed tăng lãi suất 1%?Fed sẽ mạnh tay hơn trong vấn đề kiểm soát lạm phát
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc đầu tư, Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết, lạm phát ở Mỹ hiện cao hơn rất nhiều so với các dự báo của giới phân tích và thị trường đang kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất cao hơn.
Cụ thể, con số lạm phát ở mức 8,3% của Mỹ là cao hơn rất nhiều so với dự báo của các chuyên gia. Nhiều phân tích trước đó cho rằng con số này trong tháng 8 sẽ chỉ ở mức 8-8,1%, thậm chí một số đánh giá còn cho rằng lạm phát sẽ giữ nguyên hoặc giảm 0,1% so với tháng trước đó. Nhưng thực tế nó đã tăng 0,1% so với tháng 7.
Bà Nga cho biết thêm, thị trường lao động Mỹ cũng đang rất tốt. Khi tiền lương của người dân tiếp tục tăng, cầu sẽ rất khó giảm. Theo CME, lãi suất thực vẫn còn đang âm và rủi ro lạm phát vẫn là rất lớn. Vì thế việc giải quyết được "bão giá" tại Mỹ sẽ còn rất lâu.
Tuy nhiên, bà Nga cho rằng có một điểm tích cực là Fed rất nhất quán trong chính sách của mình, rõ ràng họ vẫn chưa có dấu hiệu nhẹ tay dù lạm phát đã có dấu hiệu tạo đỉnh, chính điều đó đã giúp kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức thấp. Mọi người vẫn đang đặt niềm tin vào việc Fed có thể chống được lạm phát, nếu Fed để mất lòng tin ấy thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, trước đây còn có kỳ vọng rằng Fed chỉ tăng 50 điểm %, nhưng kịch bản ấy rõ ràng không còn, thậm chí một số dự báo còn cho rằng cơ quan này có thể tăng đến 100 điểm %.
Ngoài ra, khảo sát của Reuter cũng cho thấy có thể Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên 3,25% - mức cao nhất kể từ hồi đầu năm 2008.
Theo TS. Cấn Văn Lực nhận định, gần như chắc chắn rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm %, ông Lực đánh giá đây là mức cao đối với giai đoạn hiện nay và nó sẽ có những tác động nhất đến Việt Nam.
Mặt bằng lãi suất trong nước sẽ diễn biến thế nào khi Fed mạnh tay hơn với lạm phát?
Mới đây, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Tiến sĩ Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam đã đưa ra nhận định rằng, khi Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm trong cuộc họp tới đây và sẽ đạt mức 4-4,25% vào cuối năm, nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn để trần lãi suất huy động 6 tháng ở mức 4% sẽ là không ổn. Theo đó, vị chuyên gia khuyến nghị nên tăng lãi suất.
Tương tự, báo cáo điểm lại tháng 8 gần đây của World Bank cũng nhận định, dù lạm phát trên toàn phần tăng lên, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên mức lãi suất chính kể từ tháng 3/2020, với lãi suất thực duy trì gần bằng 0.
Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng có nhận định: "Nếu nước ngoài tăng lãi suất thì sớm muộn cũng sẽ đến Việt Nam. Điều này khiến cho thị trường trong nước gặp một số khó khăn nhất định. Hiện tại, vay vốn nước ngoài cũng đã không còn dễ như trước vì đồng đô la tăng giá mạnh và chi phí vốn cũng không còn rẻ. Điều này có thể dẫn đến hoạt động vay vốn của doanh nghiệp không còn quá thoải mái như trước".
Về vấn đề Fed tăng lãi suất sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam ra sao? TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75 điểm % thì sẽ gây áp lực lớn lên chính sách tiền tệ của Việt Nam. Bởi việc tăng lãi suất của Fed sẽ gây áp lực đến 2 yếu tố. Một là tiền tệ, buộc Việt Nam phải tăng lãi suất. Hai là làm cho đồng USD tiếp tục đi lên, điều này khiến Việt Nam sẽ ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá hối đoái. TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh, áp lực tăng lãi suất của Việt Nam hiện nay là rất lớn do chịu tác động của cả việc Fed tăng lãi suất và đặc biệt là nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tăng cao. Bên cạnh đó, hiện tại việc mất cân đối giữa huy động - cho vay đã lên tới 7%, điều này cũng gây sức ép không nhỏ lên đà tăng của lãi suất.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng những tác động từ việc Fed cứng rắn hơn trong lạm phát có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến mặt bằng lãi suất trong nước nhờ các yếu tố nội địa. Một số tác nhân được giới phân tích đề cập đến như khoảng cách giữa tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng ngày một lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế lớn hơn bình thường do việc phục hồi sau dịch, hạn mức tăng trưởng tín dụng nới lại có thể kích thích các ngân hàng tăng cường thu hút tiền gửi, hay yếu tố mùa vụ có thể sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao vào những tháng cuối năm...
Không ít dự báo hiện nay cho rằng lãi suất huy động trong năm nay có thể tăng từ 1-1,5%. Đồng thời, lãi suất cho vay cũng sẽ tăng, song có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động.
Về tỷ giá trong nước, giới chuyên gia nhận định, nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND sẽ tương đối ổn định, bám sát mục tiêu không mất giá vượt quá 3% trong năm nay.
Công ty CP Tiross Việt Nam nhập khẩu 3,5 triệu USD đồ gia dụng mỗi năm cho biết, dù giá USD trên thị trường quốc tế tăng khá mạnh, song tỷ giá USD/VND tại Việt Nam vẫn tương đối ổn định nên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, hiện VND chỉ mất giá khoảng 2,9% so với đồng USD. Tiền Đồng vẫn được đánh giá là một trong những đồng tiền ít mất giá nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với đó, Việt Nam vẫn đang điều hành bài toán tỷ giá rất linh hoạt và hiệu quả.