Thị trường chứng khoán Việt Nam "thấp thỏm" chờ tin từ Fed
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Việt Nam: Mốc 1.200 điểm liệu có dễ "thủng"?Kết thúc chuỗi tăng điểm kéo dài gần 2 tháng, chứng khoán Việt Nam "quay xe" giảm 3 tuần liên tiếpĐầu tư chứng khoán liệu có hấp dẫn hơn vàng và USD?Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ khi chịu tác động từ biến động kinh tế quốc tế. Trong đó, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có tác động quan trọng đến diễn biến lãi suất và tỷ giá USD, qua đó gây ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền lên thị trường tài chính.
Trước đó, nhiều đơn vị phân tích chứng khoán ở Việt Nam đều khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán nên đứng ngoài quan sát. Điều đó đã và đang thể hiện ở sự suy yếu của dòng tiền mua, đẩy các chỉ số giảm điểm đồng thời thanh khoản cạn kiệt trong 3 phiên đầu tuần.
Thực tế trong phiên giao dịch hôm nay 21/9, VN-Index đã chìm trong sắc đỏ với mức giảm hơn 8 điểm xuống mốc 1.210 điểm. Thanh khoản cũng tụt dốc với giá trị giao dịch tại HoSE về dưới 10.000 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 11/2020 đến nay.
Kinh tế trưởng SSI Phạm Lưu Hưng cho rằng, thị trường trong những ngày Fed đưa ra quyết định sẽ có biến động cao hơn bình thường do việc lãi suất tăng luôn không tốt cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường vẫn có khả năng xuất hiện nhịp hồi sau khi có thông tin chính thức và sau đó sẽ trở lại đúng với quỹ đạo.
"Tôi cũng thấy có sự chờ đợi diễn ra trên thị trường hàng hóa, các sản phẩm có xu hướng giao dịch trong biên độ thấp", ông Nguyễn Minh Tuấn - Chuyên gia phân tích trên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho hay.
Đặc tính của thị trường hàng hóa là phản ứng rất nhạy cảm với các thông tin về lãi suất bởi liên quan đến chi phí vốn, chi phí tồn kho,... do đó thị trường đang có tín hiệu từ Fed để lập tức có sự biến động.
Hiện tại, giới đầu tư đang đặt khả năng cao Fed tăng 75 điểm % và quan chức Fed cũng rất cứng rắn về việc phải tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Do đó, ông Tuấn cho rằng cần phải quan sát thêm xem liệu có khả năng tăng 100 điểm % hoặc các ngôn từ của Fed có trở nên mạnh mẽ hơn không.
Dự báo về các tác động, vị chuyên gia cho rằng khá nhiều nhóm ngành có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất, đặc biệt với các ngành sử dụng đầu vào là các loại hàng hóa nhập khẩu khác.
Ông Tuấn dự báo, một số nhóm ngành có đầu vào phải nhập khẩu như chăn nuôi, năng lượng, ngành nhựa... với lượng nhập khẩu lớn nên khi giá cả biến động có thể bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, các mặt hàng liên quan đến chính sách tiền tệ như dầu khí hay kim loại quý cũng là 2 mặt hàng chịu nhiều tác động, trong đó giá dầu sẽ có sự điều chỉnh để tạo một vùng giá cân bằng mới.
Tuy vậy, vẫn có một số ngành hàng "miễn nhiễm" với thông tin như nông sản và khí đốt. Đơn cử như các mặt hàng nông sản liên quan đến cuộc chiến Nga và Ukraine sẽ phụ thuộc vào các thông tin cung cầu cũng như chính trị nhiều hơn là chính sách tiền tệ.