Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) mở ra cơ hội đầu tư dài hạn với cổ phiếu ngành Bảo hiểm?
BÀI LIÊN QUAN
SSI Research: Thanh khoản giảm do nguồn cung hạn chế và giá bán tăng cao, thận trọng với cổ phiếu bất động sản trong năm 2022Thanh khoản èo uột, cổ phiếu chứng khoán liệu có còn hấp dẫn?Góc nhìn chuyên gia: Những nhịp rung lắc có thể tiếp diễn, việc lựa chọn các cổ phiếu phòng thủ là phù hợpLợi nhuận năm 2022 vẫn khả quan, nhưng các khoản đầu tư đều bị ảnh hưởng
Theo Thời báo Tài chính, số liệu từ Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, trong quý 1/2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 55,5 nghìn tỷ đồng (tăng +14,6% so với cùng kỳ 2021). Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ lần lượt đạt 38,4 nghìn tỷ đồng (tăng +14,6%) và 17 nghìn tỷ đồng (tăng +14,7%). Ngược lại, doanh thu phí khai thác mới giảm lần thứ 2 trong nhiều năm (đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, giảm -9,8% so với cùng kỳ 2022).
Lý giải về diễn biến này, chuyên gia của SSI Research cho rằng, doanh thu phí bảo hiểm tăng là do nền cơ sở cao trong quý I/2021 (tăng +52% so với cùng kỳ 2020), cùng với nhu cầu bị dồn nén sau thời gian giãn cách xã hội trong năm 2020 và sự sụt giảm doanh số từ kênh đại lý trong quý I/2022 (giảm -23,4% so với cùng kỳ). Các chuyên gia kỳ vọng, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng mạnh hơn trong quý III/2022 dựa trên nền cơ sở thấp trong quý III/2021.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu phí bảo hiểm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (ngoại trừ ABI, PTI) đều đạt kết quả khả quan (+28% so với cùng kỳ). Ngoài ra, tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp đều duy trì ở mức thấp, mặc dù đã tăng từ đáy trong quý III/2021.
Mặt khác, trong quý I/2022, thu nhập từ hoạt động đầu tư giảm -15%, do lãi suất huy động bình quân thấp hơn và các doanh nghiệp không còn nhiều lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu như trong quý I/2021. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã giảm -1% so với cùng kỳ như dự kiến.
Cũng theo các chuyên gia SSI Research nhận định, lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ bị ảnh hưởng trong quý II/2022. Theo đó, lợi nhuận trong quý II năm nay có thể không mấy khả quan đối với hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm, do diễn biến của thị trường chứng khoán không mấy thuận lợi.
"Ngoại trừ ABI, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều có đầu tư cổ phiếu. Với việc thị trường chứng khoán sụt giảm so với đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng" - chuyên gia của SSI Research cho hay.
Triển vọng cho đầu tư dài hạn?
Ngày 16/6 mới đây, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với nhiều điểm mới, điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước chuyển tích cực cho thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng trong tương lai.
Đánh giá về tiềm năng dài hạn của cổ phiếu bảo hiểm, bà Nguyễn Thu Hà - Trưởng phòng Phân tích SSI Research phân tích, luật mới đã bổ sung một số điều khoản mới để hướng dẫn cho các công ty bảo hiểm, bên cạnh đó, sửa đổi một số quy định trước đây để tránh nhầm lẫn khi áp dụng trong thực tế. Đồng thời, việc trao quyền tự chủ lớn hơn cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng giúp họ chủ động hơn và đảm bảo hiệu quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. "Tuy nhiên, chúng tôi chưa kỳ vọng về một sự thay đổi mang tính đột phá trong hiệu quả kinh doanh do yếu tố về mặt cấu trúc thị trường" - chuyên gia của SSI Research nói.
Mặc dù còn nhiều tồn tại về mặt hiệu quả cũng như khả năng sinh lời, nhưng chuyên gia này cho rằng, dư địa tăng trưởng về dài hạn của thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt, môi trường lãi suất tăng cũng có tác động tích cực đến tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, do phần lớn lãi suất đầu tư của doanh nghiệp này là tiền gửi ngân hàng và trái phiếu.