meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Loạt giải pháp được HoREA đưa ra nhằm phát triển nhà ở xã hội 

Thứ năm, 04/08/2022-22:08
Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân khi muốn đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội thường tốn nhiều thời gian trong khâu làm thủ tục, đồng thời nguồn vốn hạn chế khiến các doanh nghiệp nản lòng. 

Giải pháp tháo gỡ khó khăn về thủ tục 

Theo diendandoanhnghiep.vn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố đã xây dựng 15.000 căn nhà ở xã hội, hoàn thành 75% kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả này chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn tại địa phương đông dân nhất cả nước này. 

Việc phát triển nhà ở xã hội chưa đạt kết quả, ông Châu cho rằng một trong các nguyên nhân chính là thủ tục còn nhiều bất cập. Thậm chí, có trường hợp thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn khó khăn hơn dự án nhà ở thương mại. 


HoREA cho biết doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội.
HoREA cho biết doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể như tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định “được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần”, tuy nhiên cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án nhà ở xã hội, với lý do là lo ngại tăng dân số cục bộ, không phù hợp với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã phê duyệt. 

Về vấn đề này, HoREA cho rằng các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội phải là người thường trú tại TP Hồ Chí Minh do đó không thể làm tăng dân số của địa phương. Do đó, nếu muốn phê duyệt quy hoạch 1/500 thì phải chờ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Khi đó doanh nghiệp lại tiếp tục phải chờ, thời gian làm thủ tục đầu tư dự án xã hội tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp dễ nản chí. 

Từ thực tế này, HoREA kiến nghị sửa Luật Nhà ở quy định quy hoạch khu vực riêng để phát triển nhà ở xã hội và nhà ở có già phù hợp với thu nhập của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị, các dự án nhà ở xã hội phải đầy đủ tiện ích, dịch vụ và thuận tiện trong việc kết nối hạ tầng giao thông. 


Thời gian thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội thậm chí còn dài hơn so với dự án nhà ở thương mại.
Thời gian thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội thậm chí còn dài hơn so với dự án nhà ở thương mại.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, trong các buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp đã liên tục nhắc đến vấn đề khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của dự án nhà ở xã hội. Dự án Lê Thành Tân Kiên của doanh nghiệp theo kế hoạch phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, khu đất để xây dựng dự án được ưu tiên để phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên khi Công ty Lê Thành nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh từ tháng 3/2019 cho đến thời điểm hiện tại là 3 năm vẫn chưa xong thủ tục do vướng các khâu về chỉ tiêu quy hoạch và ranh giới đất thực hiện dự án. 

“Thông thường một dự án nhà ở thương mại mất 3 - 5 năm là xong. Nhưng nay một dự án nhà ở xã hội mất 3 năm chưa xong một thủ tục. Thủ tục nhiêu khê, kéo dài lê thê khiến doanh nghiệp nản lòng, chỉ muốn buông không làm nữa”, ông Lê Hữu Nghĩa bức xúc.

Ngoài ra, vì ngân sách nhà nước hữu hạn nên chỉ tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê. Còn đối với nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua thì nên xã hội hóa để doanh nghiệp tư nhân thực hiện. 

HoREA cũng cho rằng Nghị định 49/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ cả phương thức hoán đổi quỹ đất 20% bằng quỹ đất hoặc quỹ nhà ở xã hội khác có giá trị tương đương là không phù hợp với quy định tại Điều 16 và Điều 26 Luật Nhà ở. Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phân biệt quy mô diện tích được lựa chọn, hoặc xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trong dự án; hoặc được hoán đổi quỹ đất 20% nhà ở xã hội của dự án nhà ở thương mại bằng quỹ đất ở hoặc quỹ nhà ở tại vị trí khác theo nguyên tắc đảm bảo giá trị tương đương.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đề xuất thêm các chính sách ưu đãi

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng cần bổ sung thêm những chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở giá phù hợp thu nhập của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng một nửa mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội. 

HoREA cũng đề nghị UBTV Quốc hội bố trí nguồn vốn ưu đãi nhà ở xã hội trong kế hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để có nguồn vốn thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Đồng thời đề nghị bổ sung đối tượng chủ nhà trọ được vay ưu đãi để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà trọ, phòng trọ cho công nhân lao động thuê. 

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội đề nghị xem xét sửa đổi Thông tư 20/2021/TT-NHNN để cho phép ngân hàng thương mại được cho cá nhân, hộ gia đình vay mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi theo quy định tại Thông tư 20/2021/TT-NHNN thì cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhưng lại phải gửi tiết kiệm nhà ở xã hội trong 12 tháng thì mới có đủ điều kiện vay ưu đãi nhà ở xã hội. 


HoREA đề xuất các chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội.
HoREA đề xuất các chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội.

Hiệp hội đề nghị các địa phương tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội và thực hiện đấu thầu các khu đất công được quy hoạch làm nhà ở xã hội để được giảm 2% lãi suất vay theo gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các quy định pháp luật hiện hành thì TP Hồ Chí Minh đang xây dựng quy trình thủ tục đấu thầu dự án nhà ở xã hội để lựa chọn chủ đầu tư để rút ngắn thời gian so với trước đây, tuy nhiên thời gian làm thủ tục đầu tư vẫn phải mất hơn 200 ngày. 

HoREA đề nghị Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn thiết kế phòng trọ nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng công trình nhà trọ, phòng trọ tạo điều kiện cho công nhân lao động có chỗ ở tốt hơn, an toàn và nhiều tiện ích hơn. Đưa thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với các khu nhà ở có nhiều tiện ích, dịch vụ phục vụ công nhân, người lao động 

Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp tổ chức vào ngày 1/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8 này.

Để xây dựng và triển khai đề án trên, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải hoàn thành báo cáo trước ngày 15/8 về các dự án nhà ở xã hội đang triển khai, các vị trí đất đã có chủ trương xây dựng nhà ở xã hội nhưng chưa triển khai, lập kế hoạch triển khai cho thời gian tới với số lượng dự án, căn hộ cụ thể từ nay tới năm 2030 để bảo đảm nhu cầu địa phương. Chính phủ sẽ nghiên cứu, tổng hợp, giao kế hoạch cụ thể.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước