meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lo ngại suy thoái toàn cầu, WB vẫn dự đoán tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,3% năm 2023

Thứ hai, 30/01/2023-10:01
Trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thế giới trong năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng ở ngưỡng 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB đã từng công bố vào hồi tháng 6 năm 2022. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn WB được dự báo có GDP tăng trưởng ở mức 6,3%.

Lo lắng về tình trạng suy thoái kinh tế

Theo haiquanonline.com.vn, báo cáo từ ADB, sau khi hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021, tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á và khu vực Thái Bình Dương đã cho thấy dấu hiệu chậm lại rõ rệt trong năm 2022, xuống mức ước tính là 3,2%, thấp hơn là 1,2% so với những dự báo được đưa ra trước đó.

Việc tăng trưởng chậm lại này gần như hoàn toàn là do ảnh hưởng từ Trung Quốc (vốn chiếm tỷ lệ khoảng 85% GDP của toàn khu vực), nơi tăng trưởng giảm mạnh xuống chỉ còn ở mức 2,7%, thấp hơn là 1,6 điểm phần trăm so với dự báo đã từng được đưa ra vào tháng 6/2022. Trung Quốc đã phải đối mặt với những đợt dịch Covid-19 tái diễn bùng phát mạnh mẽ và lệnh hạn chế di chuyển, cùng với đó là tình trạng hạn hán chưa từng có và diễn biến căng thẳng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, tất cả những vấn đề này đã dẫn đến việc hạn chế tiêu dùng, khó khăn trong sản xuất lương thực và năng lượng cũng như lĩnh vực đầu tư tư nhân.

"Những hỗ trợ về chính sách tài chính và chính sách tiền tệ cho nhu cầu trong nước và nới lỏng những sự hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản chỉ có thể phần nào bù đắp được những sự khó khăn kéo dài này", báo cáo đánh giá.


Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được hưởng lợi lớn từ sự hồi phục vô cùng mạnh mẽ của ngành xuất khẩu hàng hóa.
Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được hưởng lợi lớn từ sự hồi phục vô cùng mạnh mẽ của ngành xuất khẩu hàng hóa.

Còn trong những khu vực ngoại trừ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng ghi nhận sự tăng trưởng hơn gấp đôi, lên ngưỡng 5,6% vào năm 2022. Các hoạt động kinh tế đều được hỗ trợ rất lớn do nhu cầu của người dân bị dồn nén trong 2 năm qua đã được giải phóng khi mà nhiều quốc gia tiếp tục thực hiện việc dỡ bỏ những hạn chế trong di chuyển và cấm đi lại liên quan đến bệnh dịch.

Tăng trưởng trong khu vực châu Á không bao gồm Trung Quốc vào năm 2022 đã cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với những dự báo đã được đưa ra vào hồi tháng 6/2022, phản ánh rõ ràng về tốc độ tăng trưởng khá tích cực của các quốc gia như Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, khi mà hầu hết những nước này đều được hưởng lợi lớn từ sự hồi phục vô cùng mạnh mẽ của ngành xuất khẩu hàng hóa.

Tăng trưởng ở Fiji được ghi nhận là mạnh hơn nhiều lần so với dự kiến, chủ yếu là nhờ vào hoạt động khai thác du lịch quốc tế được nối lại sau khi những lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng. Sự phục hồi của lĩnh vực du lịch ở nhiều nền kinh tế đảo nhỏ hơn ở khu vực Thái Bình Dương nhìn chung đã ghi nhận chậm hơn so với các quốc gia khác trên thế giới do ảnh hưởng của các đợt bùng phát Covid-19 tái diễn liên tục và các vấn đề hạn chế biên giới, cấm đi lại vẫn còn.

"Lạm phát về giá cả tiêu dùng đã gia tăng trên toàn khu vực vào năm 2022. Bất chấp sự gia tăng này, áp lực về tình hình giá cả tăng cao ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhìn chung vẫn thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Điều này phần nào đã phản ánh rõ ràng về khoảng cách sản lượng âm do sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố là tiềm năng tăng trưởng ở mức tương đối cao và quá trình phục hồi kéo dài cũng như việc kiểm soát giá cả và các khoản trợ cấp vẫn rất phổ biến", các chuyên gia đến từ WB nhận định.


Tình hình giá cả tăng cao ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhìn chung vẫn thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới.
Tình hình giá cả tăng cao ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhìn chung vẫn thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

 

Tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ vẫn ổn định

Tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được dự đoán là vẫn sẽ duy trì ổn định ở mức 4,3% trong năm 2023 khi việc nới lỏng, gỡ bỏ các lệnh hạn chế liên quan đến đại dịch Covid cho phép hoạt động ở thị trường Trung Quốc dần phục hồi. Những dự báo này thấp hơn so với dự báo được đưa ra vào hồi tháng 6 năm ngoái, khi mức tăng trưởng của toàn khu vực được dự kiến sẽ vượt trên 5% trong giai đoạn năm 2023-2024.

Những điều chỉnh giảm diễn ra ở trên diện rộng và phản ánh rõ ràng tình trạng gián đoạn liên quan đến dịch bệnh cũng như sự yếu kém, suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc và sự tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thấp hơn dự kiến ở trên toàn khu vực. Lạm phát cũng được dự đoán sẽ phần nào giảm nhẹ sau khi đạt đỉnh trong năm 2022.

Tại Indonesia, GDP được dự đoán sẽ đạt ở tăng trung bình là 4,9% trong giai đoạn năm 2023-2024, chỉ thấp hơn so với năm 2022 một chút, phản ánh tình trạng chi tiêu tư nhân giảm nhưng vẫn còn khá mạnh.


 
 

Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tăng trưởng ở các quốc gia Malaysia, Philippines và Việt Nam dự kiến sẽ đạt ở ngưỡng vừa phải do mức tăng trưởng xuất khẩu sang những thị trường chính giảm tốc. Tốc độ tăng trưởng được dự báo đạt ở mức là 4% tại Malaysia, đạt 5,4% ở Philippines và 6,3% ở Việt Nam. Mức tăng trưởng GDP trong năm 2023 của Việt Nam mà WB đưa ra dự báo cũng sẽ tương đồng với mục tiêu Quốc hội đã đặt ra.

Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Thái Lan được WB dự báo sẽ tăng trưởng lên 3,6% vào năm 2023, do những nhóm ngành tiếp xúc nhiều như lĩnh vực du lịch và vận tải vẫn sẽ có tốc độ phục hồi khá chậm. Tăng trưởng sản lượng tại các quốc đảo khu vực Thái Bình Dương phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực du lịch cũng được kỳ vọng là sẽ tăng cao hơn nhờ vào việc nới lỏng những hạn chế đi lại và tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế (Palau, Samoa).

Tuy nhiên, WB cũng lưu ý, những vấn đề rủi ro suy giảm đối với các dự báo cho khu vực bao gồm khả năng có thể xảy ra sự gián đoạn mới liên quan đến đại dịch, vấn đề khó khăn trong lĩnh vực bất động sản sẽ còn tiếp tục kéo dài ở Trung Quốc, các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt hơn, tăng trưởng toàn cầu suy giảm và những hiện tượng thời tiết cực đoan có liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ thường xuyên xảy ra hơn.

Một rủi ro khác được nhắc tới là cuộc chiến kéo dài ở Ukraine và những bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng có thể làm giảm thêm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu, đồng thời dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu của khu vực giảm tốc mạnh hơn so với dự kiến.

"Các nền kinh tế phụ thuộc vào kinh doanh hàng hóa và xuất khẩu như Campuchia, Mông Cổ, Malaysia và Việt Nam đặc biệt rất dễ bị tổn thương do nhu cầu xuất khẩu suy giảm, bao gồm cả từ Trung Quốc đại lục. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục sẽ phải hứng chịu những hiện tượng thời tiết liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng với tần suất ngày càng tăng cao", các chuyên gia WB lưu ý.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

5 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

5 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

5 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

5 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

22 giờ trước