meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu pháp "phanh khẩn cấp" được quỹ đầu tư áp dụng vào thời điểm nào?

Thứ bảy, 19/11/2022-18:11
Trong bối cảnh thị trường biến động kém tích cực đi kèm các tin đồn không xác thực đã khiến cho các nhà đầu tư lo lắng trong việc bán trái phiếu, chứng chỉ quỹ bằng mọi giá. Chính động thái này cũng khiến cho các Quỹ có thể áp dụng liệu pháp “phanh khẩn cấp” đó là tạm dừng giao dịch mua lại các chứng chỉ quỹ để bảo toàn tài sản cho các nhà đầu tư.

Ở thị trường Việt Nam, quy định của Luật Chứng khoán cho phép các Quỹ có thể tạm dừng giao dịch trong tối đa 90 ngày trong trường hợp bất khả kháng để tâm lý của nhà đầu tư bình ổn lại và thị trường diễn biến tốt hơn. Và đây cũng là thông lệ thường có ở trên thế giới.

Đến hiện tại, quỹ đã mở dần trở thành loại hình đầu tư được ưa thích nhất dành cho các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư vừa và nhỏ bởi tính linh hoạt và đa dạng ở trong nhóm ngành đầu tư của quỹ mà bản thân cá nhân không thể đầu tư với số vốn nhỏ. 

‎Trong đó thì với các quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý chuyên nghiệp, danh mục đa dạng và đầu tư vào các tài sản trái phiếu đại chúng cũng như niêm yết có chất lượng của các doanh nghiệp tốt, trả lãi đều đặn, thường có tài sản đảm bảo để dễ dàng xử lý. 

Thực tế cho thấy, trái phiếu chính là loại tài sản có thu nhập cố định hấp dẫn và có thể sử dụng làm nguồn thu nhập thụ động cho các nhà đầu tư. Trái phiếu cũng xếp hàng cao hơn so với cổ phiếu trong cơ cấu vốn tài chính của doanh nghiệp (trái chủ sẽ luôn được trả tiền trước) nên mức độ rủi ro của trái phiếu cũng sẽ thấp hơn thấp hơn so với cổ phiếu. Đây cũng chính là đặc tính của các chứng chỉ quỹ mở nhưng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư có vốn nhỏ có thể tham gia và không phải đáp ứng các tiêu chí các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc ồ ạt rút chứng chỉ quỹ sẽ gây thiệt hại cho cho cả các nhà đầu tư và Quỹ

Tính đến cuối tháng 9/2022, dư nợ trái phiếu ghi nhận đạt hơn 1,3 triệu try đồng (mức này tương đương với mức hơn 13% GDP của năm 2021), trong đó nếu như loại bỏ các trái phiếu ngân hàng/tổ chức tín dụng thì số dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phi ngân hàng đó là 909 nghìn tỷ đồng và các nhà phát hành bất động sản đóng góp 455 nghìn tỷ đồng. 

Và con số này ước tính chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam và chất lượng tín dụng của ngành bất động sản cũng đã có sự phân hóa cao và vẫn có nhiều doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt cũng như đủ khả năng để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ. 

Cũng theo đó, các nhà đầu tư nắm giữ các trái phiếu thuộc doanh nghiệp bất động sản vẫn đang sở hữu những tài sản sinh lợi ổn định. Và những ồ ạt rút quỹ cũng đang ảnh hưởng trực diện đến các quỹ và chính các nhà đầu tư. 

Đơn giản như việc các nhà đầu tư muốn ồ ạt rút khiến cho các quỹ đã phải bán tài sản với mức giá giảm so với giá trị thật của tài sản. Đặt trong bối cảnh thanh khoản thị trường ảm đạm thì mức giá cũng sẽ càng lớn. Điều này cũng không chỉ ảnh hưởng đến giá trị mua lại và tiền mang về của các nhà đầu tư cũng sẽ có thể rút ra và còn ảnh hưởng đến việc định giá các tài sản còn lại của quỹ cho các nhà đầu tư ở lại. 

Thông thường thì các mô hình quỹ mở gọi vốn từ nhiều nhà đầu tư và sau đó mang tiền đi đầu tư phần lớn vào các tài sản sinh lời chỉ để lại số tiền rất nhỏ dự phòng cho việc nhà đầu tư rút tiền. Số tiền này cũng được tính toán trên cơ sở số liệu thực tế và thường sẽ nằm trong khoảng 5 - 7% tổng giá trị tài sản của quỹ. Và trong điều kiện thị trường hoạt động thị trường thì việc nhà đầu tư nộp/rút tiền sẽ nằm trong sự tính toán của nhà quản lý quỹ. 
Dù vậy thì khi nhà đầu tư ồ ạt rút tiền trong khoảng thời gian ngắn đã làm gia tăng áp lực về thanh khoản. Như thế, quỹ sẽ buộc phải gia tăng tốc độ bán tài sản đang sinh lời cho quỹ đi để có thể thu về tiền mặt. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến danh mục đầu tư, trước hết đó là làm giảm tỷ suất sinh lời chung cho cả danh mục bởi vì số lượng tài sản sinh lời đã giảm xuống. 

Song song với đó, để thanh khoản nhanh thì công ty quản lý quỹ phải giảm giá sâu tài sản bán ra - điều này cũng đã dẫn đến tốc độ giảm giá trị tài sản ròng (NAV) sẽ nhanh hơn với tốc độ giảm số giảm số lượng chứng chỉ quỹ (CCQ) khiến cho đơn giá giảm mạnh. 

Điều nguy hại hơn đó là hiệu ứng dây chuyền sẽ khiến cho phần lớn các nhà đầu tư có tâm lý lo sợ và cùng lúc đã bán ra CCQ khi chưa đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng đã dẫn đến thua lỗ. Không những thế, cả các nhà đầu tư ở lại cũng đã vạ lây. Cũng do cơ chế hoạt động của quỹ mở và việc nhà đầu tư đặt lệnh ván sẽ dẫn đến việc công ty quản lý quỹ thực hiện việc bán tài sản tương ứng để hoàn tiền. Mặc dù vậy thì một rủi ro có thể xảy ra đó là việc bán tài sản có thể không được như giá kỳ vọng và có thể số tiền thu về sẽ không đủ trả cho số lượng nhà đầu tư bán CCQ. 

Chính vì thế mà NAV sau giao dịch bán tài sản cũng sẽ giảm hơn kỳ vọng trong khi số tiền phải trả cho các nhà đầu tư đã đặt lệnh bán đã chốt và quỹ sẽ phải trả đủ. Điều này cũng sẽ khiến cho NAV/CCQ của các nhà đầu tư còn lại đang nắm giữ sẽ bị giảm theo. 

Và hành động theo đám đông mà lại thiếu đi sự tỉnh táo phân tích chất lượng sản phẩm đầu tư, sức khỏe tài chính của tổ chức phát hành trái phiếu, các nhà đầu tư đang tự gây áp lực cho chính mình và còn phải chịu thiệt hại bởi bán ồ ạt. 

Thời gian vàng để cho nhà đầu tư ổn định tâm lý là 90 ngày

Ở Việt Nam, lãnh đạo của một quỹ cho biết trong thời gian 2 tuần gần đây, các quỹ trái phiếu bị rút 2 - 3% tài sản ròng mỗi ngày. Và với xu hướng rút vốn ròng hiện nay thì các quỹ trái phiếu trên thị trường có thể sẽ phải thực hiện việc bán thanh lý các tài sản đầu tư ở trên danh mục của mình để có thể đáp ứng thanh khoản cho khách hàng. Và theo quy định của Bộ Tài Chính cho thấy, các quỹ có thể được tạm dừng giao dịch 90 ngày nguyên nhân bất khả kháng. Và như thế, 90 ngày là thời gian vàng để cho các nhà đầu tư có thể ổn định lại tâm lý từ đó đưa ra một quyết định chính xác hơn. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, trách nhiệm của Quỹ chính là thực hiện của cá nhà đầu tư, các quỹ nhận tiền từ các nhà đầu tư thì cần bảo vệ tài sản cũng như thực hiện các yêu cầu từ phía nhà đầu tư. Chính vì thế mà các Quỹ đầu tư có thể xem xét việc tạm dừng các động thái rút vốn để có thêm thời gian cho các quỹ hồi phục và bảo vệ tài sản của mình. Và việc tạm dừng hoạt động cũng chính là thời gian để chờ thị trường hồi phục và công ty quản lý quỹ cũng sẽ có thời gian để dự phóng các dòng tiền hợp lý để có thể tiếp tục giao dịch sau đó, qua đó sẽ bảo toàn tài sản và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

13 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

13 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

13 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

13 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước