Các quỹ đầu tư thi nhau “săn đón” người giàu Trung Quốc trong bối cảnh chứng khoán lao dốc
BÀI LIÊN QUAN
Đất nền giảm giá, nhà đầu tư bất động sản có nên xuống tiền "bắt đáy"?Bất động sản kho bãi, điểm sáng cho nhà đầu tưThị trường BĐS chững lại, tâm lý nhà đầu tư "tay to" cũng chao đảoVận may đến với các quỹ PE
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, cách đây vài hôm, một nhóm 20 nhà đầu tư siêu giàu từ một văn phòng tại Hong Kong, đã gọi điện cho người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản tư nhân của Carlyle Group tại châu Á.
Hầu hết họ là người Trung Quốc và mỗi người đều bỏ ra tối thiểu 10 triệu USD để đầu tư. Tờ Bloomberg cho biết họ có mặt ở đó nhằm nhận xét những lợi ích tiềm năng khi đổ tiền vào quỹ đầu tư tư nhân của Carlyle (quỹ PE).
Công ty chứng khoán chạy đua thị phần để làm gì khi biên lợi nhuận mảng môi giới dần thu hẹp?
Theo ghi nhận, trong quý 3 lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán chỉ đạt khoảng 700 tỷ đồng, so với quý trước giảm gần 37% và là mức thấp nhất trong vòng 7 quý. Biên lãi gộp co lại còn 23% và thấp hơn nhiều so với con số 28% của quý trước và đỉnh 37% vào quý 4/2021.Điều gì khiến cho Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương “nhiều tiền” nhất sàn chứng khoán?
Một chuyên gia nhận định rằng: “Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có tiền là vua, bởi vì họ có thể tạo ra hạn mức tín dụng vay ngắn hạn, nhập nguyên liệu với mức lãi suất tốt. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp còn không được cấp hạn mức vay tín dụng ngắn hạn bởi ngân hàng đang căng thanh khoản”.Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong lúc chờ quyết định của Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 1/11, khi các nhà đầu tư nghiền ngẫm những dữ liệu kinh tế khả quan hơn dự báo và chuẩn bị cho một quyết định lãi suất của Fed vào ngày thứ Tư.Cuộc gặp gỡ cho thấy 2 xu hướng dần liên kết và định hình lại bức tranh đầu tư tư nhân tại thị trường châu Á. Ở một mặt, các nhà giàu Trung Quốc đang muốn đổ thêm tiền vào các tài sản tư nhân để tránh những biến động dữ dội trên thị trường. Ở một mặt khác, những công ty như Carlyle và KKR đang có sức hút ngày càng lớn đối với những nhà đầu tư cá nhân giàu có trong bối cảnh thị trường khu vực chứng kiến ít nhà đầu tư tổ chức lớn phân bổ dòng vốn hơn.
Theo ông Nick Xiao, CEO của hãng quản lý tài sản Hywin International, người giàu có Trung Quốc đang rất chú ý đến việc phân bổ tài sản vào các quỹ PE với mục đích tránh xa những thị trường thứ cấp vốn đầy biến động. Hywin là đơn vị sắp xếp các cuộc gặp giữa khách hàng và Carlyle.
Mặt khác, với những công ty cổ phần tư nhân thì việc tìm kiếm nguồn tiền từ những người có khối tài sản ròng lớn trở nên rất quan trọng trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư tổ chức hạ bớt mức độ tiếp xúc với Trung Quốc.
Hai công ty cổ phần tư nhân Schroders và Oaktree cũng đang kiểm soát tiền cho các khách hàng của Hywin. Mặt khác hiện CDH và Hony Capital đang làm việc với các văn phòng quản lý tài sản gia đình.
Quỹ hưu trí của các nhân viên ngành giáo dục công tại Texas hồi đầu năm đưa ra thông báo sẽ giảm 1/2 các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang cân nhắc kỹ lưỡng đối với thị trường này.
Trong năm nay, các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đều giảm mạnh, đặc biệt là do tác động của chiến lược Zero Covid nghiêm ngặt cùng với khủng hoảng trên thị trường địa ốc.
Thị trường những ngày gần đây cũng ghi nhận các đợt bán tháo mạnh sau sự sự hỗn loạn dàn lãnh đạo cấp cao ở Đại hội Đảng lần thứ 20 của Bắc Kinh.
Thông thường, các nhà đầu tư tổ chức có quy định riêng về việc phân bổ các loại tài sản. Do đó nhiều đơn vị không thể triển khai các khoản đầu tư vào tài sản tư nhân sau khi trái phiếu và cổ phiếu được giao dịch công khai giảm giá trị.
Điều này gây ra một rủi ro ngày càng lớn về mặt huy động dòng vốn cho các công ty cổ phần tư nhân. Họ buộc phải tìm tới những cá nhân giàu có như ở thị trường Trung Quốc để tiếp cận với nguồn tiền lớn hơn.
Các cá nhân giàu có trên toàn cầu có thể giữ vai trò lớn hơn so với các nhà đầu tư tổ chức. Nhóm người giàu này có thể đạt khối tài sản 120 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Con số này gấp đôi quy mô của các quỹ hưu trí.
Theo báo cáo của Credit Suisse, Trung Quốc là một mảnh ghép đặc biệt quan trọng. Số lượng các cá nhân có tài sản ròng năm 2021 cực cao tại Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ.
Theo dự đoán, nhóm này sẽ tăng từ khoảng 32.700 người vào năm 2021 đạt 60 nghìn người vào năm 2026 ngang với con số của Châu Âu.
“Những cá nhân giàu có sẽ phủ lấp khoảng trống mà các nhà đầu tư tổ chức để lại trong các quỹ PE. Đó là một xu hướng trên thế giới và rất mạnh mẽ tại châu Á”, theo nhận xét của ông LH Koh - quản lý cấp cao tại UBS Global Wealth Management.
Đầu tư vào quỹ mở ra cơ hội để các khách hàng giàu có tại châu Á, nhất là Trung Quốc tiếp xúc với một thế giới mới.
Ông Markus Egloff - trưởng bộ phận tài sản tư nhân khu vực châu Á tại KKR chia sẻ với Bloomberg rằng: “Với những cá nhân có giá trị tài sản ròng lớn, tiếp cận những quỹ của KKR vẫn là một điều mới mẻ. Trước đó, hầu như những quỹ này chỉ mở cho cho quỹ nhà nước, quỹ hưu trí và các nhà đầu tư tổ chức”.
Trong nguồn vốn mà KKR huy động được trên toàn cầu, tài sản tư nhân hiện nay chiếm khoảng 10-20%. Ông Egloff cho biết tỷ lệ này có thể đạt 30-50% trong những năm tới.
Vẫn tồn tại rủi ro
Thế nhưng, không phải lúc nào chiến lược rót vốn vào quỹ PE cũng là một ván cược có lợi cho những người giàu. Khi lãi suất chính sách lên cao hơn, chi phí vay nợ để tài trợ cho các khoản đầu tư đã tăng lên.
Hiếm khi có tài sản trên Youtube được định giá. Bởi vậy một số quỹ có thể tận dụng cơ hội để tăng khống giá tài sản. Đặt cược vào các công ty khởi nghiệp công nghệ của Trung Quốc, nhất là lĩnh vực giáo dục và fintech, nhiều nhà đầu tư đã phải gồng lỗ.
Theo dự báo của Morgan Stanley, thị trường vốn tư nhân sẽ tăng trưởng với tốc độ 12%/ năm. Giá trị tài sản mà các quỹ PE quản lý trong 5 năm tới sẽ đạt khoảng 17.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, hãng môi giới này cho biết thêm rằng trong môi trường lãi suất tăng cao như hiện tại, không rõ liệu các nhà đầu tư có tiếp tục hi sinh thanh quản để có được mức lợi nhuận cao hay không.
Một ví dụ điển hình là quỹ Vision Fund của nhà sáng lập SoftBank - ông Masayoshi Son, chỉ ra rằng khoản đầu tư vào thị trường vốn tư nhân có thể trở nên cay đắng ra sao.
Quỹ này chứng kiến lỗ nặng 3.200 tỷ yen (tương đương 22 tỷ USD) vào quý II/ 2022 sau khi ghi nhận giá trị ước tính của các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư lao dốc mạnh.