Liên tục nhận nguồn vốn FDI, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp đà tăng trưởng ngay trong quý I/2022
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang đứng thứ 2 trong danh sách các ngành nghề thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) với gần 1,52 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong khi đó, năm 2021 chỉ ghi nhận gần 485 triệu USD.
Đầu năm 2022 đã có 3 dự án lớn điều chỉnh mức vốn là: Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore) với mức điều chỉnh vốn thêm gần 941 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Hàn Quốc) với mức điều chỉnh vốn thêm gần 920 triệu USD tại Thái Nguyên; Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Hong Kong) điều chỉnh mức vốn thêm gần 306 triệu USD tại Bắc Ninh.
Báo cáo Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam của JLL cho biết, trong quý IV/2022, bất động sản công nghiệp cho thuê khu vực miền Bắc không có thêm nguồn cung mới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn rất sôi động với dự án Khu công nghiệp Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) do Hanaka làm chủ đầu tư.
Tiếp đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã duyệt quy hoạch đối với dự án KCN Yên Phong II-A do Western Pacific làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên cũng ra quyết định thành lập Khu công nghiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc thuộc tổ hợp KCN và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt. Tại Hải Phòng, Khu phi thuế quan - logistics và công nghiệp tại Lạch Huyện sẽ được khởi công xây dựng từ đầu năm 2022. Dự kiến góp phần nâng tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê khu vực phía Bắc lên hơn 10.200ha.
Nguồn cung mới đến từ thị trường nhà xưởng là Khu công nghiệp Nam Đình Vũ với chủ đầu tư là BW Industrail. Dự án được xây dựng trên diện tích 62.000 m2, đã góp phần nâng diện tích nhà xưởng xây sẵn khu vực miền Bắc lên gần 2,2 triệu m2 trong giai đoạn quý IV/2021.
Sau nhiều giai đoạn ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19 và đã phục hồi nhanh chóng. Miền Bắc vẫn sở hữu các khu công nghiệp trọng điểm, đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Đáng chú ý nhất là Samsung quyết định tăng gần 50% năng lực sản xuất đối với nhà máy Samsung Electronics tại Bắc Ninh. Ngay tại Hà Nội cũng mới đón chào dự án nhà máy sản xuất công nghiệp phụ trợ công nghệ cao của công ty Tomeco nằm trong khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khôi phục kinh tế, giúp cho tỷ lệ lấp đầy của các Khu công nghiệp phía Bắc duy trì ở mức 80%, so với mức 72% của quý III/2021 thì nay đã tăng trưởng khá tốt. Tỷ lệ lấp đầy nhà xưởng xây sẵn cũng tăng khá nhanh, đạt 95,6% trong giai đoạn các doanh nghiệp trong nước bắt đầu hoạt động trở lại theo đà hồi phục của nền kinh tế. Ngay khi được gỡ bỏ giãn cách vào tháng 11/2021, hơn 50% các doanh nghiệp đã quay lại hoạt động so với tháng 9/2021 khi dịch bệnh bùng phát.
Đây là tín hiệu tốt khi các doanh nghiệp nhanh chóng quay trở lại và thích ứng, duy trì, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh trong quý cuối năm 2021. Việc này đã tác động mạnh mẽ tới giá đất công nghiệp vào thời điểm này, giúp thị trường trên đà phục hồi và tăng trưởng. Giá đất công nghiệp đạt 110 USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 7,1%. Ghi nhận mức độ tăng trưởng của nhà xưởng xây sẵn cho thuê khá tốt so với quý III/2021, đạt 4,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia của JLL nhận định, trong năm 2022, thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục chào đón thêm những dự án nhà xưởng xây sẵn. Trong đó có giai đoạn 1 của Dự án được phát triển bởi liên doanh Boustead & KTG (BKIM) tại Yên Phong II-C có quy mô 8,1ha; Khu nhà xưởng xây sẵn giai đoạn 3 của BW Industrial tại VSIP Hải Dương có quy mô 10,4ha.
Đến từ những nhu cầu lớn và đa dạng của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nhiều nhà phát triển bất động sản đã chuyển hướng, đặc biệt quan tâm tới quỹ đất công nghiệp. Với mục đích xây dựng các kho xưởng chất lượng cao trên phạm vi các tỉnh, thành phố trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc. Cũng như phát triển ra những tỉnh, thành lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Theo các chuyên gia đến từ Savills Việt Nam, dự báo thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển tốt dựa trên triển vọng phát triển kinh tế cả nước đang rất khả quan. Tiếp đó, Việt Nam liên tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, song song với việc đầu tư, nâng cấp và phát triển hạ tầng, giao thông đồng bộ tại các vùng công nghiệp. Có thể thấy, phân khúc này đang tăng trưởng nhanh chóng ngay từ tháng 1/2022, nhất là tại các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh,...
Xét về tính cạnh tranh của thị trường bất động sản công nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, bất động sản công nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được Nhà nước cấp phép hoạt động. Thời điểm này, thị trường bất động sản công nghiệp nói chung hay thị trường bất động sản nói riêng đều là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thiếu tính hiệu quả. Như vậy để mở rộng đường đi cho thị trường này thì cần có sự can thiệp của Nhà nước. Nhằm giảm tối đa những ảnh hưởng bất lợi cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Theo đó, Nhà nước có thể đảm bảo tính pháp lý cho bất động sản. Đây là điều đặc biệt quan trọng để có thể giao dịch sản phẩm một cách công khai, minh bạch. Tiến hành rà soát, kiểm tra các giao dịch trên thị trường bất động sản, đảm bảo thị trường hoạt động một cách hiệu quả, lành mạnh. Tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào thị trường Việt Nam.