Lạm phát tăng, dòng tiền liệu có đổ vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2023?
Bất động sản có tiếp tục là kênh đầu tư an toàn?
Với việc lạm phát tăng, ngân hàng tăng lãi suất, chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với thị trường bất động sản sẽ khiến cho giới đầu tư lo ngại. Thậm chí, trên thị trường đang xuất hiện tâm lý của nhiều nhà đầu tư đang muốn “rút lui” hoặc bán tháo để thu hồi vốn.
Tuy vậy, theo giới chuyên gia, những biến động trên thị trường sẽ không đẩy kênh đầu tư này đến tình trạng quá khó khăn. Vì trên thực tế, kịch bản lạc quan nhất của lĩnh vực bất động sản sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới đây.
Giám đốc Công ty CP Kim Long Land - Ngô Văn Dũng nhận định, giới đầu tư bất động sản không nên nôn nóng bán tháo sản phẩm đang có. Thậm chí, vị giám đốc này khẳng định, thị trường bất động sản chưa ghi nhận các hiện tượng giảm giá đồng loạt.
“Mặc dù thị trường có nhiều biến động thì lĩnh vực bất động sản vẫn được xem là một kênh đầu tư trú ẩn, an toàn, nên nhà đầu tư sở hữu bất động sản vẫn nên tiếp tục giữ lại, những nhà đầu tư khác nếu có tiền nhàn rỗi thì vẫn nên đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Dũng nói.
Cùng quan điểm trên với ông Dũng, TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, bất động sản vẫn luôn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trên thị trường tài chính kinh tế. Quan trọng là phải lựa chọn đầu tư vào phân khúc nào, những vị trí nào có thể sinh lợi nhuận nhiều thì xuống tiền đầu tư.
Theo ông Đính, trong bối cảnh lạm phát tăng, lãi suất cho vay cũng đang tăng thì không nên sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư. Nhưng nếu lựa chọn được đúng phân khúc có chất lượng cũng như khả năng sinh lời cao thì cần ra quyết định xuống tiền ngay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản lại cho rằng, thực ra lạm phát tăng cao, nền kinh tế bất ổn thì càng phải tham gia đầu tư.
“Khi đã có ý định thì không nên chần chừ, vì thời gian là vàng, vẫn có nhiều người không có tiền nhưng vẫn còn đi tìm hiểu để đầu tư”, ông Hà nói.
Nhận định về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho hay, nhà đầu tư thường sợ các rủi ro nên không dám bỏ trứng vào một giỏ. Nên kênh bất động sản vẫn được coi là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay.
Cũng nhận định về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh khuyến nghị, giá trị tài sản được xem là yếu tố mà nhiều nhà đầu tư sẽ để ý nhất, tuy nhiên đừng quên tính thanh khoản một khi tài sản bị đóng băng. Đặc biệt, ở góc nhìn kinh tế học, một khi đã làm kinh tế thì không thể tránh được các rủi ro. Về lĩnh vực kinh tế tài chính hay về giá trị tài sản, và khả năng tạo ra lợi nhuận, tính thanh khoản của những tài sản đó. Đáng chú ý nhất, tính thanh khoản vẫn sẽ là rất quan trọng.
Ông Thành cho biết, khi chi phí giao dịch do giá mua hoặc giá bán nhưng không nên quên thời gian dành cho những giao dịch tài chính cũng nên xem là một khoản chi phí. Như vậy, chi phí giao dịch cần phải được quan tâm bên cạnh các lợi nhuận và giá trị khác tạo ra.
Sức cầu cùng vòng quay dòng tiền được cải thiện hơn
Về kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đang đứng trước những rủi ro do lạm phát, khi việc triển khai mạnh những biện pháp phục hồi tăng trưởng bằng việc nới lỏng một số chính sách tài khóa và tiền tệ. Trước đó, theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá - Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 cũng sẽ chịu nhiều áp lực nhất định, có thể "căng như dây đàn" vì một số mặt hàng trong nước như giá điện, hay giá dịch vụ về giáo dục đào tạo, y tế cũng sẽ có điều chỉnh tăng, nên giảm hoặc không tăng trong năm 2022, đồng thời giá nguyên liệu, đặc biệt nhất là giá xăng dầu thế giới liên tục tăng.
Theo GSO lạm phát ở Việt Nam trong năm 2021 đã được kiểm soát đúng trong mục tiêu dưới 4%, Nhưng bước năm 2022 lạm phát sẽ có phần tăng lên và sẽ gây áp lực kiểm soát không hề nhỏ đối với thị trường.
Với nhiều nhà đầu tư, việc mất giá của đồng tiền và lạm phát tăng ở Việt Nam thành một tín hiệu dự báo cho dòng tiền sẽ đổ mạnh vào thị trường địa ốc trong giai đoạn tới đây. Do đó, cơ hội để nhiều nhà đầu tư xuống tiền vào thời điểm thích hợp này, nhằm tìm kiếm khả năng sinh lời cao.
TS Cấn Văn Lực cũng cho biết, trong nửa đầu năm 2022, khi dịch bệnh Covid -19 được kiểm soát, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội cũng được khôi phục lại gần như trước khi xảy ra đại dịch. Trong đó, GDP tăng trưởng trong quý II năm nay đạt trên 7,70%, đây là mức tăng trưởng quý cao nhất tính từ năm 2011 tới nay. Tính trong 6 tháng đầu năm 2022, GDP đã tăng trên 6,40% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất, nhập khẩu có nhiều dấu hiệu tích cức, giải ngân dòng vốn FDI tăng trưởng khá tốt.
Ông Lực đưa ra dự báo trong những tháng cuối năm nay, giá cả tăng, lạm phát toàn cầu vẫn đang ở mức cao. Đà hồi phục kinh tế, sức cầu cùng vòng quay của dòng tiền trong nước cải thiện hơn đáng kể. Trong đó, chỉ số CPI những tháng cuối năm nay dự báo sẽ cao hơn trong những tháng đầu năm. Dự báo lạm phát cả năm nay sẽ ở mức 3,8% đến 4,2%.
TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng lạm phát sẽ cao hơn mức mục tiêu đặt ra là 4%, tuy nhiên nó đang ở mức chấp nhận được khi mà bối cảnh lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng mạnh, nên Việt Nam cần phải ưu tiên phục hồi kinh tế.
Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt động, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát. Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ 53% tin rằng giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới.
Tuy nhiên, với bất động sản, lạm phát càng thúc đẩy tâm lý mua bất động sản để trú ẩn dòng tiền. Các nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản càng có nhu cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền mặt.
Trong khi đó, thời gian qua, chính sách tín dụng cùng những quyết định của các cơ quan chức năng liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đã khiến nguồn cung trên thị trường chững lại. Thống kê của VARS cho thấy, hầu hết căn hộ chung cư được chào bán trong nửa đầu năm đều là từ các dự án đã chào bán trước đó, tình hình cấp phép dự án mới rất hạn chế