Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - Nghệ thuật làm chủ mọi cuộc giao tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Kỹ năng tự học là gì? Làm thế nào để sở hữu kỹ năng tự học tốt?Kỹ năng cứng là gì? Ảnh hưởng của kỹ năng cứng tới thành công trong công việc Kỹ năng chuyên môn là gì? Cách rèn luyện kỹ năng chuyên môn trong công việcKỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng làm chủ thái độ, hành vi của bản thân trong mọi tình huống, đặc biệt là các cuộc giao tiếp. Có thể nói, kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp đưa trạng thái cảm xúc của bản thân đạt được sự cân bằng bằng nhiều cách thức khác nhau.
Trong những cuộc giao tiếp, đàm phán, trò chuyện, cảm xúc của bạn có thể trở nên tiêu cực, thậm chí mất kiểm soát trong lúc nóng giận. Kiểm soát cảm xúc là một việc vô cùng khó khăn đối với nhiều người, là động lực và điều kiện để giúp bạn đạt được thành tích ổn định trong công việc.
Tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc đóng vai trò không thể thiếu trong công việc, cuộc sống. Đối với cá nhân, việc kiểm soát tốt cảm xúc giúp bạn củng cố các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Việc để lộ cảm xúc tiêu cực có thể phá vỡ các mối quan hệ, gây mất cảm tình với người đối diện. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ rất khó để nắm bắt những cơ hội làm việc, thăng tiến hấp dẫn.
Biểu hiện của người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc chuyên nghiệp có thể dễ dàng nhận diện qua những đặc điểm như:
Làm việc nhiều hơn nói
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc thể hiện qua sự điềm tĩnh, làm nhiều hơn nói. Họ thường coi trọng kết quả cuối cùng của công việc, tập trung toàn bộ thời gian vào công việc thay vì những câu chuyện vô bổ. Trong môi trường công sở, đây là điểm lợi thế giúp bạn nắm bắt cơ hội nhanh chóng, cạnh tranh lành mạnh.
Hướng đến mục tiêu cuối cùng
Người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc chỉ hướng đến mục tiêu lớn nhất, quan trọng nhất trong công việc, cuộc sống. Những người này thường không chú tâm tới những điều nhỏ nhặt, không quan trọng xảy ra xung quanh.
Ngược lại, những người dễ dàng bị tác động bởi các vấn đề nhỏ nhặt sẽ dễ bỏ cuộc và thường khó đạt được các mục tiêu lớn lao như kỳ vọng.
Không bao giờ nóng giận vô cớ
Khi rơi vào những tình huống phức tạp, khó khăn những người không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc dễ dàng nóng giận và có thể phạm phải những sai lầm không đáng có. Những sai lầm này rất dễ huỷ hoại uy tín, thành công mà họ đã xây dựng, phát triển trong thời gian dài.
Những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc thường tỉnh táo, nhanh chóng tìm kiếm nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề phù hợp. Lúc này, kỹ năng kiểm soát vấn đề được xem như kim chỉ nam, thước đo đánh giá người có tầm nhìn, thành tựu trong công việc, cuộc sống.
Biết cách kiểm điểm bản thân
Kiểm điểm, đánh giá bản thân như phương pháp giúp mỗi cá nhân nhìn nhận lại mình, tìm hiểu nguyên nhân của những sai lầm phạm phải trong công việc, cuộc sống. Từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những phương pháp sửa chữa, hạn chế sai lầm trong tương lai.
Chủ động trong các mối quan hệ
Việc giữ liên lạc, duy trì các mối quan hệ là một trong những cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp căn bản. Những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc hiểu rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ trong việc nâng cao giá trị và tìm kiếm cơ hội cho bản thân.
Phương pháp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc là những yếu tố tâm lý khó xác định, nắm bắt. Tuy nhiên, bằng cách rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, con người có thể đưa trạng thái tâm lý của bản thân về mức ổn định, cân bằng.
Lắng nghe cơ thể
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc có thể được rèn luyện thông qua việc lắng nghe cơ thể mình. Hiểu rõ về bản thân, năng lực và thể chất có thể giúp bạn kiểm soát trạng thái tâm lý của mình, xác định rõ nguyên nhân các cảm xúc tích cực, tiêu cực tồn tại bên trong thể chất. Từ đó đưa ra các quyết định chính xác, sáng suốt.
Điều chỉnh lại hành động của cơ thể
Trạng thái tâm lý bất ổn có thể mang đến cảm giác lười biếng, mệt mỏi cho bạn. Chính vì thế, nếu đang trong trạng thái tâm lý này, bạn cần thực hiện một số biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý như:
- Hít thở sâu
- Giãn cơ
- Mỉm cười
- Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho đạt trạng thái thoải mái nhất
Đây là một trong những giải pháp cơ bản, đơn giản giúp bạn nâng cao mức độ tập trung và mang đến những ý tưởng sáng tạo mới.
Rèn luyện tư duy logic
Mọi hiện tượng, sự vật trong cuộc sống đều diễn ra theo một quy luật riêng. Chính vì vậy, rèn luyện tư duy logic, tích cực sẽ giúp bạn tăng khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Thay vì quan tâm tới khuyết điểm của người khác, hãy tìm hiểu thêm về ưu điểm của bản thân.
Rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin có thể đạt được khi trạng thái tâm lý trở nên cân bằng, thoải mái. Chính vì thế, để rèn luyện sự tự tin cho bản thân, hãy thực hành trước máy quay hoặc gương để điều chỉnh những biểu hiện của bản thân cũng như làm quen với cảm giác đứng trước đám đông.
Kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Trạng thái tâm lý tiêu cực là điều không ai mong muốn, cần phải loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống. Dưới đây là một số cách để hạn chế cảm xúc tiêu cực:
- Không đổ lỗi cho người khác
- Nhận sai khi phạm sai lầm
- Tìm cách giải quyết vấn đề thay vì đổ lỗi
- Không so đo, tính toán thiệt hơn
- Hạn chế phàn nàn vô căn cứ, suy nghĩ tiêu cực
- Suy nghĩ mọi thứ theo hướng tích cực nhất
Hy vọng những thông tin chi tiết, đầy đủ trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan về kỹ năng kiểm soát cảm xúc và có những phương pháp rèn luyện kỹ năng này phù hợp để hoàn thiện bản thân trong công việc, cuộc sống, nhanh chóng hoàn thành mọi mục tiêu đặt ra.