Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề - Nền tảng dẫn đến thành công
Thế nào là kỹ năng giải quyết vấn đề?
Kỹ năng giải quyết vấn đề mô tả năng lực xử lý, đưa ra quyết định đối với những tình huống bất ngờ xảy ra. Đây là kỹ năng cần thiết, quan trọng trong công việc, cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề cần được rèn luyện, trau dồi liên tục mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Việc trang bị kỹ năng này sẽ giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả, nhanh chóng, gây ấn tượng với đồng nghiệp, cấp trên.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề phù hợp đòi hỏi bạn cần trang bị thêm những kỹ năng khác nhau. Bao gồm:
- Kỹ năng phân tích: Giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, xây dựng ý tưởng thực hiện hoặc xử lý vấn đề nhanh chóng.
- Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe: giúp bạn xây dựng các mối quan hệ, thể hiện quan điểm của bản thân trong các cuộc tranh luận. Bên cạnh đó, kỹ năng này hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề. Lắng nghe ý kiến từ mọi người xung quanh giúp bạn có cái nhìn tổng quan để từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
- Kỹ năng quyết định: Đây là kỹ năng cần có của người lãnh đạo. Sau khi thu thập nhiều hướng giải quyết, bạn cần đủ kiến thức, năng lực và sự bình tĩnh để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
- Kỹ năng quản lý rủi ro: Rủi ro là yếu tố luôn tiềm ẩn trong mọi vấn đề. Để hạn chế tối đa tổn thất không đáng có, bạn cần có kỹ năng quản lý, dự đoán rủi ro để đưa ra phương án dự phòng phù hợp.
- Kỹ năng sáng tạo: Đây là kỹ năng giúp bạn đưa ra những ý tưởng đột phá, độc đáo chứng minh năng lực cũng như giá trị mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Chi tiết các bước giải quyết vấn đề
Bước 1: Xác định vấn đề
Đây là bước nhận diện và đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề, mục tiêu phân loại và đưa ra thứ tự ưu tiên giải quyết. Bước xác định vấn đề giúp bạn hiểu rõ về phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Để nhìn nhận vấn đề tổng quan, chính xác, bạn cần xem xét toàn bộ quá trình, thậm chí nhờ đến sự hỗ trợ từ cố vấn có chuyên môn.
Bước 2: Tìm hiểu nguồn gốc vấn đề và người chịu trách nhiệm chính
Người có khả năng giải quyết vấn đề chuyên nghiệp sẽ luôn ưu tiên nghiên cứu nguồn gốc vấn đề. Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề giúp bạn xác định chính xác người chịu trách nhiệm cho vấn đề và khoanh vùng phạm vi nhanh chóng.
Bước 3: Phân tích mọi khía cạnh vấn đề
Dành thời gian tìm hiểu mọi thông tin, dữ liệu để có thể phân tích chính xác, tỉ mỉ nhất có thể. Bao gồm các khía cạnh như:
- Đánh giá mức độ quan trọng của công việc?
- Có bao nhiêu người tham gia thực hiện công việc?
- Yêu cầu chi tiết của công việc là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm nghiệm thu công việc?
- Tính chất công việc như thế nào, chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Mức độ của công việc: Dễ, trung bình hay khó?
Bước 4: So sánh và lựa chọn giải pháp tối ưu
Sau khi hiểu rõ vấn đề, bạn cần lên kế hoạch thực hiện cho các giải pháp đưa ra và đánh giá độ khả thi của mỗi kế hoạch. Từ đó, xác nhận và lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất.
Để hoàn thành giai đoạn này, bạn cần vận dụng các câu hỏi phù hợp để kiểm tra độ khả thi của phương án giải quyết như: Giải pháp sẽ diễn ra như thế nào? Chi phí và công sức cần bỏ ra bao nhiêu để thực hiện giải pháp? Đâu là giải pháp làm hài lòng mục tiêu của bạn? Giải pháp có giải quyết triệt để được vấn đề hay không?
Bước 5: Thực thi giải pháp
Sau khi lựa chọn giải pháp tốt nhất, bạn cần theo dõi và đánh giá hiệu quả, tiến độ thực hiện. Nếu vấn đề được giải quyết triệt để, nghĩa là giải pháp thực hiện thành công. Ngược lại, nếu kết quả không như mong muốn, bạn cần có những biện pháp khắc phục, thay thế kịp thời.
Một số cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả
Xây dựng tình huống và luyện tập liên tục
Có rất nhiều vấn đề xảy ra bất ngờ trong cuộc sống, công việc mà bạn không thể lường trước. Chính vì vậy, học cách tạo ra tình huống, rèn luyện khả năng xử lý thường xuyên giúp bạn nâng cao sự bình tĩnh, bản lĩnh trước mọi vấn đề.
Nắm rõ các bước giải quyết vấn đề
Việc thực hiện đúng quy trình giúp bạn định hướng rõ ràng, không rơi vào tình trạng bối rối, lo lắng khi gặp vấn đề phức tạp.
Quan sát từ những người có kinh nghiệm, chuyên môn
Học hỏi từ người có chuyên môn giải quyết vấn đề là cách giúp bạn nâng cao kỹ năng của bản thân một cách hiệu quả. Từ những bài học, kinh nghiệm của người khác, bạn có thể tự đánh giá, tìm ra cách thức giải quyết riêng của bản thân.
Áp dụng các phương pháp tư duy, phân tích hiện đại
Sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp phân tích logic như Mindmap, Brainstorming là cách giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ, thúc đẩy sự sáng tạo, làm đa dạng các giải pháp sáng tạo, hoàn thiện khả năng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong công việc cũng như đời sống tinh thần. Nâng cao kỹ năng này giúp bạn dễ dàng nhận được tín nhiệm từ đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống. Hy vọng với những thông tin trên đây, quý bạn đọc đã nắm rõ cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng linh hoạt vào công việc, cuộc sống.