Kinh tế số là gì? Những đặc điểm và vai trò cụ thể của kinh tế số
BÀI LIÊN QUAN
Xã hội số là gì? Các thành phần của xã hội số là gì?Nguồn nhân lực chất lượng cao: Điều kiện cần để hấp thụ kinh tế sốKinh tế số: Đường tới tương lai của kinh tế Việt NamKhái niệm kinh tế số là gì?
Kinh tế số (Digital Economy) được định nghĩa là một nền kinh tế duy trì và phát triển mạnh mẽ, không ngừng nghỉ dựa trên các công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được nhiều chuyên gia gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), hoặc nền kinh tế mới hay là kinh tế mạng . Nền kinh tế có tính chất đặc biệt này được cấu thành từ những giao dịch điện tử thông qua mạng internet.
Kinh tế số bao gồm tất cả những lĩnh vực, ngành nghề và các thành phần của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, phân phối hàng hóa, lưu thông vận chuyển hàng hóa, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, logistic,…) mà công nghệ số hiện đại đang được áp dụng.
Theo thông tin đến từ “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số là toàn bộ các hoạt động kinh tế thực hiện dựa trên nền tảng số. Hoạt động triển khai phát triển nền kinh tế số là sử dụng các loại hình công nghệ số cùng thông tin dữ liệu để tạo ra một mô hình hợp tác, liên kết, kinh doanh theo kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình công nghệ hiện đại.
Đặc điểm cụ thể của kinh tế số
Kinh tế số hiện nay sẽ được tập hợp trong 3 quá trình xử lý nhiệm vụ công việc chính đan xen hài hòa với nhau bao gồm:
- Xử lý vật liệu
- Xử lý năng lượng
- Xử lý dữ liệu thông tin
Trong đó, có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng việc xử lý các thông tin dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng và đây cũng chính là lĩnh vực dễ thực hiện số hóa nhất.
Tính kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể thành phần và chu trình kinh tế nhờ vào những thành tựu, sáng tạo của công nghệ thông tin và mạng Internet giúp việc thực hiện kết nối hóa các nguồn lực hiệu quả, lược bỏ đi rất nhiều các khâu trung gian rườm rà và tăng cường cơ hội tiếp cận những chuỗi giá trị toàn cầu.
Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua những thiết bị di động thông minh và khả năng tiếp cận nhanh chóng với hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin này sẽ được nhân lên gấp nhiều lần bởi những đột phá mới về công nghệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lợi ích của việc phát triển kinh tế số
Phát triển nền kinh tế số là một mô hình kinh doanh mới, mang tính thời đại, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và góp phần giúp làm tăng cao thu nhập của đại bộ phận người dân. Từ đó chất lượng dịch vụ cuộc sống sẽ nâng cao gấp nhiều lần, xử lý hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường so với thời điểm hiện tại.
Nền kinh tế số đem đến nhiều lợi ích cho người dân cũng như các doanh nghiệp như sau:
Giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch
Chi phí tiến hành thực hiện các loại hình giao dịch được giảm thiểu rõ rệt trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). Một số những giao dịch trước đây cần phải trực tiếp bằng việc đi tới chi nhánh của ngân hàng/công ty tài chính để thực hiện thì hiện nay khách hàng có thể dễ dàng hoàn thành ngay ở trên máy tính/điện thoại di động chỉ trong vòng vài giây.
Giảm thiểu tối đa sự bất cân xứng về thông tin
Hệ sinh thái được xây dựng, thiết lập, triển khai từ hoạt động công nghệ sẽ giúp cho người dùng có thể tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với một số lượng lớn những người tiêu dùng.
Nhờ vào sự phân tích dữ liệu cụ thể về sở thích, thói quen của người dùng cũng như cố gắng tập trung vào mục tiêu là cung cấp đa dạng dịch vụ, hoạt động cung cầu cần triển khai phù hợp hơn, hạn chế sự bất cân xứng về dữ liệu thông tin ở mức tối đa.
Nâng cao tối đa hiệu quả vận hành sản xuất
Kinh tế số đẩy mạnh phát triển, quy trình vận hành sản xuất được tự động hoá. Khi nền kinh tế số đã phát triển mạnh mẽ sẽ làm cho chu kỳ sản xuất được rút ngắn xuống mức tối đa. Đồng thời, chất lượng công việc và mức độ tin cậy đối với các thành phẩm cũng được cải thiện tối đa.
Số lượng các tầng lớp phân phối trung gian sẽ được giảm xuống, sự liên kết cung – cầu sẽ diễn ra thuận lợi ngay trên những nền tảng kỹ thuật số. Nhờ vậy mà năng suất công việc tăng lên đáng kể, hiệu quả của việc sản xuất cũng được đẩy nâng cao.
Vai trò và tầm quan trọng của kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đem đến rất nhiều những sự thay đổi mang tính cơ bản về kinh tế và xã hội trên quy mô toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của hệ thống mạng internet và những công nghệ kỹ thuật số mới nhất đã đem lại cho giới trẻ nhiều cơ hội để tham gia và kết nối nhanh chóng vào thị trường kinh tế số, nơi mà những rào cản ngăn cách của thị trường là nhỏ hơn, đi cùng với đó là rất nhiều các cơ hội để tiếp cận và chia sẻ kiến thức, thông tin với các cộng đồng trong nền kinh tế có chung lợi ích và đem lại những sự hợp tác, liên kết trong những dự án sản xuất cùng nhau.
Việt Nam hiện nay được các chuyên gia đánh giá là một trong những đất nước có tốc độ phát triển về kinh tế số đạt ở mức khá tốt trong khu vực ASEAN với cơ sở hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin xây dựng, triển khai khá tốt, phủ sóng trên diện rộng, cùng với đó là mật độ người dùng rất cao.
Tính cho đến thời điểm cuối năm 2020, cả ba đơn vị nhà mạng viễn thông di động lớn nhất trong nước là VNPT, Viettel và Mobifone đều đã đồng loạt công bố chính thức về vùng phủ sóng, chính thức tiến hành thử nghiệm mô hình kinh doanh dịch vụ 5G, đưa nước Việt Nam vào nhóm những quốc gia đầu tiên trên toàn thế giới được tiếp cận với công nghệ hiện đại này, góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy nền kinh tế số.
Điều quan trọng hơn, không giống với những công nghệ triển khai trước đây hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài ,Việt Nam hiện nay đã dần dần làm chủ và tự sản xuất được các thiết bị 5G hiện đại, đây là một bước tiến quan trọng, mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của một quốc gia.
Có thể nhận thấy rằng, kinh tế số đã và đang đem lại rất nhiều những ưu thế, lợi ích cho các tập đoàn, công ty quy mô lớn trên quy mô toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện đều có ít nhiều có sự liên quan nhất định đến nền tảng số, kinh tế số (Google, Amazon, Apple, Microsoft, Facebook hay công ty Alibaba).
Những ưu điểm tuyệt vời, nổi bật nhất trong những thế mạnh mà nền kinh tế số đem lại cho chúng ta có thể kể tới: sự tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ về thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng internet và đẩy mạnh phát triển về hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số.
Ngoài ba ưu điểm có thể nhận thấy rõ ràng này, sự phát triển kinh tế đi theo định hướng xây dựng về kinh tế số còn được bảo đảm tuyệt đối về tính minh bạch. Cần phải hiểu rằng, sự minh bạch rõ ràng là một trong những điểm rất mạnh của nền kinh tế số được rất nhiều các quốc gia trên thế giới hiện nay đặc biệt chú trọng quan tâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm đi một lượng lớn tiền tham nhũng thông qua những hoạt động trực tuyến diễn ra công khai minh bạch, giúp kiểm soát một cách hiệu quả và tốt hơn nền kinh tế.
Đối với thị trường Việt Nam, nền kinh tế số có những sự đóng góp không hề nhỏ trong sự hội nhập sâu rộng của các công ty, doanh nghiệp vào trong chuỗi công nghệ toàn cầu.
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp buộc sẽ phải thực hiện việc đổi mới mạnh mẽ quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống chuyển sang mô hình theo hướng hệ sinh thái toàn diện, liên kết một cách chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến, kinh doanh thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng tối đa năng suất làm việc cũng như tăng hiệu quả lao động.
Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được đánh giá là hạt nhân của quy trình chuyển đổi số, được đánh giá là một phần đặc biệt quan trọng của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy). Việc xây dựng phát triển tốt nhất nền tảng này sẽ góp phần rất lớn giúp cho Việt Nam có thể vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, ổn định và bền vững.
Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay, cần phải chú trọng đến các giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc chủ động triển khai, tham gia, tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, thúc đẩy xây dựng phát triển những doanh nghiệp thông minh, theo hướng đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế số trong toàn bộ hệ thống chính trị và hệ thống các doanh nghiệp.
Thứ hai, thiết lập, xây dựng và hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý, các cơ chế, các chính sách, quy định tạo điều kiện để thúc đẩy và hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi, phát triển mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế số.
Nhà nước cần tạo dựng nên một môi trường thuận lợi và ban hành những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tự mình chuyển đổi sang thành mô hình các doanh nghiệp thông minh, doanh nghiệp số, các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thứ ba, đẩy mạnh quá trình phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội để từ đó có thể đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của kinh tế số. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử với hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông minh.
Thiết lập, hình thành và vận hành một chính quyền điện tử có đủ năng lực sức mạnh, thông suốt, cung cấp những thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Trên đây là khái niệm kinh tế số là gì cũng như vai trò và lợi ích của kinh tế số. Việc xây dựng nền kinh tế số đòi hỏi nguồn lực mạnh mẽ từ nhiều phương diện khác nhau.