meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế số: Đường tới tương lai của kinh tế Việt Nam

Thứ năm, 20/01/2022-09:01
Trong tương lai, để tăng trưởng kinh tế cần nắm bắt và tận dụng tối đa các công nghệ, kỹ thuật số, số hóa kinh tế, phù hợp với thực tiễn và xu thế thời đại 4.0. Do đó, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phát triển và ứng dụng công nghệ để phát triển nền kinh tế số.

Kinh tế số là gì?

Hiện trên thế giới có nhiều định nghĩa về kinh tế số. Tuy nhiên, cách định nghĩa được nhiều người sử dụng nhất đó là một nền kinh tế được vận hành dựa trên các nền tảng công nghệ số, giao dịch điện tử được thực hiện qua internet.

Trong nền kinh tế số, có ba thành phấn chính. Đó là doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh số và cuối cùng là thương mại điện tử.

Kinh tế số gắn liền với thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá công nghệ ở tất cả các lĩnh vực. Từ đây, kinh tế số đã “ra hoa kết trái” và trở thành xu hướng của thời đại. Những tiến bộ vượt bậc của nhân loại như Internet vạn vật, in 3D, trí tuệ nhân tạo đã trở thành quen thuộc trong đời sống, tạo nên những làn sóng mạnh mẽ, lan tỏa khắp các thành phần của nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận biết kinh tế số một cách dễ dàng. Đó là mua sắm qua sàn thương mại điện tử, các ứng dụng vận tải, giao nhận, ăn uống…


Thương mại điện tử là một trong ba thành phần của kinh tế số. 
Thương mại điện tử là một trong ba thành phần của kinh tế số. 

Theo nghiên cứu, kinh tế số giúp thay đổi các nền kinh tế ở ba phương diện.

Thứ nhất, đó là phương thức sản xuất (thể hiện ở hạ tầng, cách thức và nguồn lực).

Thứ hai, kinh tế số góp phần cho nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững. Chúng ta sẽ sử dụng, quản lý hiệu quả hơn với các tài nguyên, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường…

Thứ ba là, với chi phí tham gia thấp và dễ tiếp cận, kinh tế số tạo ra nhiều việc làm hơn cho mọi thành phần xã hội, thúc đẩy kéo gần khoảng cách giàu – nghèo.

Thực tiễn đã cho thấy, kinh tế số có thể mang lại tăng trưởng cho ngành thương mại điện tử, thúc đẩy internet, minh bạch nền kinh tế.

Do đó, kinh tế số chính là tương lai của nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.

Kinh tế số ở Việt Nam tăng trưởng nhanh, dư địa lớn

Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia thành công khi phát triển kinh tế số trở thành chìa khóa tăng trưởng. Điển hình là tại Trung Quốc, ngay từ năm 2008, kinh tế số đã chiếm 15% GDP của quốc gia tỷ dân. Đến năm 2019, tăng lên 37% và 38,6% vào năm 2020. Đây cũng là quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế số đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ và tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015-2020 cao nhất thế giới. Còn tại châu Á – Thái Bình Dương, những dự báo lạc quan về kinh tế số tiếp tục được đưa ra trong thời gian gần đây.

Đối với Việt Nam, hiện theo ước tính, kinh tế số chiếm khoảng 163 tỷ USD, tương đương 8,2% GDP. Hiện Việt Nam có nhiều điều kiện để có thể tăng tốc phát triển kinh tế số trong thời gian tới. Dự báo đến năm 2025, kinh tế số tại Việt Nam sẽ đạt mốc 50 tỷ USD. Theo các chuyên gia, đây chưa phải giới hạn của kinh tế số tại Việt Nam, bởi dư địa còn rất lớn.

Đầu tiên, theo thống kê, năm 2019, doanh thu từ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ - thông tin đạt 110 tỷ USD. Xuất khẩu các mặt hàng điện tử, điện thoại, máy tính và linh kiện luôn là chủ lực của nền kinh tế.


Việt Nam có nguồn nhân lực công nghệ thông tin trẻ.
Việt Nam có nguồn nhân lực công nghệ thông tin trẻ.

Thứ hai, Việt Nam đang có trên 1 triệu người làm việc trong lĩnh vực công nghệ - thông tin.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam ở vị trí 44 trong 132 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo, điều này cho thấy khả năng sáng tạo của Việt Nam đã có nhiều cải thiện.

Và điều rất đáng mừng, đó là các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của kinh tế số. Các hành lang pháp lý, chủ trương về tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã được đưa ra bên cạnh việc khuyến khích doanh nghiệp phát triển nền tảng số.

Bên cạnh đó, Việt Nam là sự lựa chọn của hàng loạt công ty công nghệ hàng đầu như: Apple, Samsung, Intel… Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của Việt Nam trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế số.

Đại dịch Covid-19 cũng là một trong những “chất xúc tác” giúp kinh tế số có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay, sau khi trải qua 4 lần bùng phát dịch, các công ty của Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt và thích ứng với công nghệ, tiếp cận khách hàng cũng như quản trị từ xa… Qua đó đẩy mạnh việc xây dựng doanh nghiệp số, từ mức 48% doanh nghiệp đầu tư cho giải pháp số vào giữa năm 2020 lên 73% vào đầu năm 2021.

Với những lợi thế nếu trên, cộng với tỉ lệ bao phủ internet cao, dân số trẻ, nền kinh tế có độ mở cao, tất cả tạo nên môi trường vô cùng thuận lợi cho kinh tế số phát triển tại Việt Nam.

Vẫn còn những rào cản với kinh tế số

Thách thức lớn nhất của quá trình phát triển nền kinh tế số có thể gói gọn trong câu hỏi: Quá trình chuyển đổi số của chúng ta sẽ diễn ra như thế nào? Đó là câu chuyện dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, mà điển hình là các ứng dụng gọi xe công nghệ như Grab, Bee xung đột với xe ôm, taxi truyền thống. Hay giữa tài chính thông thường và tài chính công nghệ. Điều đó phụ thuộc vào nhận thức và cách thức điều hành vĩ mô.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất với kinh tế số là niềm tin. Có thể lấy ví dụ từ đồng tiền ảo Bitcoin. Hiện đa số các chính phủ, tổ chức tài chính, ngân hàng và người dân cũng như doanh nghiệp còn hoài nghi về tính thực tế, hiệu quả của đồng tiền này. Chấp nhận nó hay không? Ứng xử với nó như thế nào trong giao dịch? Do đó, niềm tin chính là mấu chốt của kỷ nguyên kinh tế số, mà Việt Nam không nằm ngoại lệ.

Rõ ràng, chính sách không theo kịp thực tiễn. Trong khi kinh tế số nói chung và các hình thái kinh tế khác luôn thay đổi, tự hoàn thiện mình hàng ngày, tạo ra thách thức trong cách quản lý truyền thống của hầu hết các quốc gia.


Vẫn chưa có những quy định pháp luật cụ thể về các đồng tiền ảo. 
Vẫn chưa có những quy định pháp luật cụ thể về các đồng tiền ảo. 

Đó là những điểm có thể nhận thấy khi một nền kinh tế hướng tới kinh tế số, mà Việt Nam đang ở những giai đoạn đầu tiên. Do đó, các thách thức, rào cản là điều không thể tránh khỏi.

Tại Việt Nam, theo các chuyên gia đánh giá, sự phát triển của kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian qua là rất tích cực. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đưa kinh tế số trở thành động lực phát triển đất nước, có thể bắt nhịp với đà phát triển của thế giới.  Đó là các thách thức liên quan đến vấn đề pháp lý, nguồn nhân lực, hạ tầng, niềm tin và bảo mật của các bên tham gia vào nền kinh tế số. Bên cạnh đó, sự phát triển chưa đồng đều và thống nhất cũng là một rào cản. Tại các thành phố lớn, kinh tế số đã đi vào cuộc sống, nhưng tại các vùng sâu, vùng xa, thì ngược lại, kinh tế số còn khá mờ nhạt.

Do đó, trước mắt cần xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo nhằm tạo khuôn khổ cho kinh tế số. Có thể thành lập nên các cơ quan chuyên trách trong việc phát triển kinh tế số như một số nước trên thế giới đã thực hiện.

Thời gian tới, về phía Chính phủ, cần đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hướng tới đơn giản hóa thủ tục, minh bạch thông tin để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và thúc đẩy kinh tế số.  

Những kịch bản giúp kinh tế số Việt Nam đột phá

Hiện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á. Các ngành nghề như thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, vận tải… hiện đang rất sôi động, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

Theo thống kê, thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đạt 5 tỷ USD, gọi xe công nghệ đạt 1 tỷ USD và truyền thông trực tuyến ở mức 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện kinh tế số tại Việt Nam vẫn dựa trên nền tảng giao dịch và phát triển nhờ vào sự sáng tạo sẵn có của các nền tảng trên thế giới. Mức độ chủ động tham gia sáng tạo kinh tế số trên các nền tảng kinh doanh còn yếu. Bên cạnh đó, thể chế, chính sách còn chưa thực sự đồng bộ, thiếu linh hoạt. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thiếu đồng đều.

Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP. Có thể nói đây là một mục tiêu không dễ đạt được nếu xét theo kịch bản thông thường, kinh tế số chỉ ở mức 10% GDP.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Do đó, để có thể đạt mục tiêu kinh tế số đóng góp 20% vào GDP, theo các chuyên gia, có 3 kịch bản cho kinh tế số đến năm 2025.

Với kịch bản bình thường, nhóm viễn thông và kinh tế số internet chiếm khoảng 7,9% GDP, kinh tế số ngành chiếm 2,5% GDP.

Với kịch bản nhanh, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến năm 2025, nhóm viễn thông và kinh tế số internet chiếm 13,1% và kinh tế ngành sẽ đóng góp 6,8% GDP.

Với kịch bản cao nhất là kịch bản đột phá, đến năm 2025, kinh tế số sẽ đạt mức 26,2% GDP và nhóm viễn thông, internet số chiếm 16%, nhóm kinh tế số ngành chiếm 10,2% GDP.

Để có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào GDP, kinh tế số cần được tháo gỡ các rào cản xung quanh. Theo Tiến sĩ Đặng Thị Việt Đức (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) để kinh tế số đóng góp nhiều hơn vào GDP, Việt Nam cần đảm bảo và nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, tài chính và nguồn dữ liệu.

Có thể nhận thấy rằng, thời gian qua Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực, tạo điều kiện cũng như điều chỉnh chính sách để thích ứng với làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như kinh tế số có khả năng phát triển.

Hiện tại, đã có nhiều chương trình phát triển nguồn nhân lực số cho doanh nghiệp được triển khai, đi cùng đó là hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử được tổ chức.  Những hoạt động như vậy sẽ tạo ra môi trường tốt nhất cho kinh tế số tại Việt Nam phát triển. Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, giai đoạn 5 năm từ 2021 đến 2025. Chương trình này bao gồm tư vấn chuyên sâu, xây dựng lộ trình chuyển đổi số được thiết kế phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp.

Có thể nói, kinh tế số chỉ biến thành nguồn lực quan trọng, trở thành tương lai cho nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 20, 30% thậm chí nhiều hơn nữa vào GDP nếu các tiềm năng, lợi thế được tận dụng tối đa, cùng với đó là nỗ lực tháo gỡ rào cản. Đây chính là cơ hội để Việt Nam vươn lên, không bị bỏ lại phía sau như đã từng xảy ra trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tin mới cập nhật

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

7 giờ trước

Người Việt Nam có tỷ lệ sở hữu tài sản số đứng vị trí thứ hai thế giới

7 giờ trước

Mở rộng quỹ đất làm nhà ở thương mại: Những loại dự án nào được thông qua?

7 giờ trước

Liên tục trả giá cao rồi bỏ cuộc trong các phiên đấu giá: Tầm nhìn chiến lược hay hành vi phá hoại?

7 giờ trước

Chính phủ dự kiến chi 16.500 tỷ đồng mỗi năm cho phát triển nhà ở xã hội

7 giờ trước