meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhìn lại 10 sự kiện ICT nổi bật năm 2021

Thứ hai, 17/01/2022-16:01
Năm 2021, được coi là năm bùng nổ của các sự kiện công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) được áp dụng vào cuộc sống. Đem lại sự tiện ích cho người dùng cũng như Chính phủ trong công tác quản lý. Đặc biệt hữu ích trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Dưới đây là 10 sự kiện ICT nổi bật nhất tại Việt Nam.

1. Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Chính phủ điện tử là tin học hoá các quy trình đã có, tập trung vào dịch vụ công trực tuyến và chủ yếu dùng công nghệ thông tin (CNTT). Chính phủ điện tử cho phép tổ chức các cuộc họp mà không cần gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc, thanh toán không dùng tiền mặt. 


Người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều thủ tục trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. 
Người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều thủ tục trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. 

Chính phủ số là cung cấp các dịch vụ mới theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú ý dịch vụ mới. Chính phủ số chuyển mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số, hoạt động dựa trên dữ liệu và cung cấp thêm các dịch vụ mới. Dùng công nghệ số, nhất là công nghệ của cách mạng Công nghiệp 4.0.

Như vậy, Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử và có thêm các chức năng. Gồm có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Chiến lược đặt ra tầm nhìn đến năm 2025 đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 quốc gia dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở. Tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của Liên hợp quốc.

2. Chính thức vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư 

Từ 1/7/2021, hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức được vận hành kết nối với các bộ, ngành, địa phương phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử và phục vụ nhân dân.
Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư vận hành bảo đảm chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm những chi phí mà hiện nay người dân, doanh nghiệp đang phải chi trả trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính (chi phí do phải đi lại, chứng thực các loại giấy tờ...).


Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu xác thực điện tử, kích hoạt vận hành chính thức hệ thống Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu xác thực điện tử, kích hoạt vận hành chính thức hệ thống Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân

Quản lý cư dân thông qua mã số định danh cá nhân sẽ góp phần kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư giữa các ngành. Mã số định danh cá nhân là chìa khóa để các cơ quan nhà nước kết nối, cập nhật tra cứu thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
 
Công dân sử dụng mã số định danh cá nhân để khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.... để thực hiện các giao dịch hành chính.
3. Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số

Ngày 24/9, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử kiện toàn và đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.  Ủy ban gồm 16 thành viên trong đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch ủy ban.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. 

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng và giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam

4. Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng

Cuối tháng 11/2021, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thí điểm Mobile Money cho Viettel, VNPT và MobiFone. Mobile Money được thí điểm 2 năm và triển khai trên phạm vi toàn quốc. 

Dịch vụ Mobile Money cho phép khách hàng dùng tài khoản viễn thông để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền trực tiếp tại hệ thống cửa hàng, điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc của MobiFone… Khách hàng được hưởng ưu thế “3 không”. Đó là không cần có tài khoản ngân hàng, không cần phải có điện thoại thông minh và cũng không cần kết nối Internet.  


Dịch vụ Mobile Money.
Dịch vụ Mobile Money.

Các doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ Mobile Money để chuyển tiền, thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện hành để phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân. Dịch vụ Mobile Money chỉ áp dụng với các giao dịch nội địa và không thực hiện cho những dịch vụ xuyên biên giới.

Sự cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money phù hợp với định hướng không dùng tiền mặt của Chính phủ. Việt Nam sở hữu lợi thế có vùng phủ rộng của các thuê bao di động. Vì vậy, Mobile Money giúp quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế số diễn ra nhanh hơn. 
Mục tiêu hơn cả khi thí điểm Mobile Money là để thu hẹp khoảng cách số giữa vùng đô thị với những vùng sâu vùng xa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số. 

5. PC Covid - ứng dụng quốc gia phòng chống dịch Covid-19

Năm 2021 là năm thứ hai đại dịch Covid-19 “càn quét” mọi hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Đặc biệt với lần bùng phát dịch lần thứ 4, đòi hỏi Chính phủ phải thống nhất 1 ứng dụng phòng chống dịch duy nhất. 

Vì vậy, dưới sự chủ trì của 3 Bộ Y tế, Công an và TT&TT, Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đã phối hợp cùng các doanh nghiệp cho ra đời ứng dụng PC - Covid. Ứng dụng PC-Covid trở thành ứng dụng chính thức của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia.


Ứng dụng PC Covid.
Ứng dụng PC Covid.

Ứng dụng PC-Covid có các tính năng chính như: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân, Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ...

Từ ngày 30/9/2021, ứng dụng PC-Covid đã có trên 2 kho ứng dụng Apple Store và Google Play. PC-Covid sở hữu tổng hợp các tính năng của nhiều ứng dụng chống dịch trước đó như NCOVI, Bluezone, VHD… 

6. Axie Infinity- Hiện tượng game blockchain Việt Nam 

Tháng 5/2021, game blockchain Axie Infinity của CEO Nguyễn Thành Trung mang niềm tự hào cho Việt Nam. Khi Axie Infinity gọi vốn thành công 152 triệu USD từ quỹ đầu tư Andreessen Horowitz, với định giá công ty 3 tỷ USD.


Axie Infinity mở ra xu hướng "chơi game kiếm tiền".
Axie Infinity mở ra xu hướng "chơi game kiếm tiền".

Axie Infinity thu hút người chơi trên toàn cầu, từ Phillippines, Malaysia đến  Venezuela, Mỹ. Nhờ trò chơi này mà nhiều người đã sống sót qua đại dịch nhờ số tiền kiếm được từ việc “cày” game Axie Infinity. 

Từ đây Axie Infinity đã mở màn cho làm sóng game play to earn (chơi game kiếm tiền) trên thị trường tiền mã hóa. Tại Việt Nam cũng ghi nhận sự bùng nổ của hàng loạt dự án game blockchain trong một thời gian ngắn. Các game blockchain "made in Việt Nam" xuất hiện trong năm nay cũng gây ấn tượng mạnh như My DeFi Pet, Bimil, Atlantis, Space,  Faraland, MeebMaster, Theta Arena, Sipher, HeroFi... Điều này đã đưa Việt Nam trở thành “hiện tượng mới nổi” của thị trường game blockchain. 

7. Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo đạt kỷ lục lên tới hơn 1,3 tỷ USD

Bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hơn 1,35 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư cho startup (khởi nghiệp) tại Việt Nam. Đây là một con số cao chưa từng thấy. Trong đó các lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư gồm công nghệ tài chính (FinTech), Game Blockchain, giáo Công nghệ giáo dục (edtech), Startup y tế - dược phẩm, thương mại điện tử… 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việt Nam đã có khoảng 3.800 startups, với 3 kỳ lân là VNG, VNLife, MoMo và có 11 startups được định giá trên 100 triệu USD như: Tiki, Topica Edtech... Những thương vụ đầu tư vào startup được thực hiện, gây ấn tượng mạnh với thị trường như: Tiki gọi vốn thành công như MoMo 300 triệu USD, Tiki 258 triệu USD, VNLife 250 triệu USD, Sky Mavis 152 triệu USD, Equest 100 triệu. 

8. Nền tảng quản lý tiêm chủng 

Đầu tháng 7/2021, Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 chính thức vận hành. Nhằm phục vụ chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, đáp ứng 5 triệu mũi tiêm/ngày. 




Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.

Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia do Viettel xây dựng và phát triển. Bao gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử; Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19; Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng quốc gia; Trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.

Hiện nay người dân tại 63/63 tỉnh thành đều có thể sử dụng nền tảng tiêm chủng này. Giúp người dân chủ động tham gia tiêm chủng. Mọi thông tin đăng ký tiêm, tra cứu lịch sử tiêm, kết quả tiêm chủng đều được lưu trữ trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. 

9. Chương trình “sóng và máy tính cho em” 

Đại dịch Covid-19, khiến học sinh, sinh viên ở nhiều tỉnh, thành phố không thể đến trường học trực tiếp mà phải học trực tuyến. Thấu hiểu những khó khăn của các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có đầy đủ thiết bị học tập. Ngày 12/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp triển khai.


Chương trình "Sóng và máy tính cho em" giúp nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập. 
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" giúp nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập. 

Mục tiêu chương trình nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời thúc đẩy phát triển xã hội số.

Chương trình đề ra các nội dung chính cần thực hiện như triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến, vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang triển khai học trực tuyến nhằm phòng, chống dịch Covid-19. 

Chương trình còn kêu gọi, vận động các nguồn lực trong xã hội để đạt mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến. 

10. Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc

Ngày 29/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo với 1.060 xã, phường, thị trấn tại 20 tỉnh, thành phố.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, Thủ tướng giao Bộ TT&TT chỉ đạo, đôn đốc Viettel và VNPT triển khai ngay việc kết nối hệ thống hội nghị trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Bộ TT&TT đã yêu cầu VNPT và Viettel phải thực hiện nhiệm vụ này thần tốc để đảm bảo kết nối đến 2.594 điểm cầu xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Ngay sau đó, Viettel, VNPT đã thực hiện chỉ trong 3 ngày gồm triển khai mạng lưới, thiết bị và hướng dẫn các tuyến xã, phường, thị trấn sử dụng. Quá trình kết nối đến các tuyến xã, phường, thị trấn trong một thời gian rất ngắn có nhiều khó khăn, nhưng Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp quyết tâm thực hiện hoàn thành đúng tiến độ Thủ tướng giao.

Đến chiều ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Cuộc họp được kết nối tới toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước để đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp trọng tâm phòng chống dịch.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

3 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

3 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

3 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

3 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

3 giờ trước