meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiểm soát tín dụng có phải là “cây đũa thần” giúp thị trường bất động sản hạ nhiệt?

Thứ tư, 08/06/2022-09:06
Kiểm soát tín dụng được cho là một trong những giải pháp hữu hiệu được sử dụng khi thị trường bất động sản liên tục xảy ra những cơn sốt đất, giá nhà tăng không có điểm dừng…Tuy nhiên về lâu dài cần có biện pháp để duy trì sự phát triển ổn định của thị trường.

Thị trường chịu tác động mạnh từ kiểm soát tín dụng

Thời gian qua, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Việc này đã mang đến những tín hiệu vô cùng tích cực khi chỉ số tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế quý I/2022 đạt được là 5,04% và đang tăng nhanh hơn khá nhiều so với thời điểm cùng kỳ năm 2021 (mức tăng 2,16%). Bên cạnh đó, những khoản nợ xấu đối với lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận đã giảm dần, nếu trong năm 2018 là 3,66%, thì đến năm 2021 chỉ còn là 1,92%.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó giám đốc Bộ phận định giá và tư vấn tài chính Savills Hà Nội cho rằng, nếu tình trạng siết tín dụng kéo dài sẽ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với tình hình hoạt động của thị trường bất động sản.

Siết tín dụng vào BĐS và bài học nhãn tiền từ các quốc gia trong khu vực

Động thái siết tín dụng vào bất động sản, chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định rằng, các biện pháp kiểm soát sẽ tạo ra hệ lụy mà nhiều chuyên gia đã lên tiếng như nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt hay giá nhà đất tiếp tục tăng cao và kịch bản xấu hơn là "đóng băng" thị trường bất động sản.

Siết tín dụng vào bất động sản: Người mua nhà gánh hậu quả?

Sau khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng vào bất động sản, thị trường bất động sản lập tức phản ứng khi giao dịch chậm. Các chuyên gia cảnh báo, việc siết tín dụng sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho thị trường và đẩy giá nhà lên cao khiến người dân khó có cơ hội mua nhà.

Siết tín dụng có nguy cơ khiến bất động sản đóng băng 

Việc thắt chặt tín dụng vào bất động sản sẽ ảnh hưởng tới cả nguồn cung và nguồn cầu của thị trường địa ốc. Các chuyên gia lo ngại rằng khi cung cầu không gặp nhau, thị trường có thể sẽ bị đóng băng.

Nhiều dự án có nguy cơ “đắp chiếu” nếu ngân hàng siết tín dụng bất động sản

Theo giới chuyên gia, hai đối tượng đại diện cho nguồn cung và nguồn cầu của thị trường là chủ đầu tư và người mua sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc siết tín dụng bất động sản của ngân hàng nhà nước.

Siết tín dụng: Khó khăn cho cả doanh nghiệp và người mua nhà

Siết tín dụng đột ngột gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án của doanh nghiệp. Hệ quả trước mắt có thể thấy rõ, chính là nguồn cung đang ngày càng khan hiếm dẫn đến giá nhà, đất ngày càng tăng, tác động trực tiếp đến người có nhu cầu thực.

Siết tín dụng kéo dài có thể gây tác động nghiêm trọng lên thị trường bất động sản
Siết tín dụng kéo dài có thể gây tác động nghiêm trọng lên thị trường bất động sản

Cụ thể, bà Vân cho rằng, hai đối tượng chính sẽ gánh chịu tác động trực tiếp từ việc siết tín dụng là các đơn vị chủ đầu tư/nhà phát triển dự án và những người cần mua nhà để ở. Đây cũng là hai đối tượng đại diện cho nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường.

Về phía các đơn vị chủ đầu tư/nhà phát triển, việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một công cụ có hiệu quả cao trong triển khai xây dựng các dự án bất động sản. Chính vì thế, khi nguồn vốn vay tín dụng bị siết chặt, các dự án sẽ không thể triển khai do thiếu vốn, dẫn đến bị đình trệ, gây ra lãng phí rất lớn cho xã hội, đồng thời làm xấu cảnh quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành nghề liên quan khác như ngành xây dựng, vật liệu xây dựng hay kinh doanh nội thất. Ngoài ra, nguồn cung thị trường cũng sẽ bị sụt giảm đáng kể khi nhiều dự án chưa thể hoàn thiện việc thi công.

Đối với những người mua nhà để ở thì bất động sản là loại hình tài sản có giá trị lớn. Những người có nhu cầu mua nhà ở thực nhưng không đủ khả năng, tiềm lực tài chính cũng sẽ rất cần đến nguồn vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Do đó, siết chặt tín dụng khắt khe sẽ làm giảm thiểu khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dành cho đối tượng người mua có nhu cầu về nhà ở thật. Khi cung cầu không gặp nhau, thị trường bất động sản sẽ không thể phát triển ổn định bền vững, thậm chí xảy ra tình trạng đóng băng trong thời gian dài, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng gia tăng, nền kinh tế điêu đứng.

Nếu không xem xét cẩn trọng việc siết tín dụng vào thị trường bất động sản thì tình hình tài chính, kinh tế, sẽ dễ bị suy thoái và lạm phát. Nguyên do là bởi Việt Nam mới vượt qua đại dịch, sự tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Nếu tiếp tục siết tín dụng quá đà, sẽ bóp chết ngành bất động sản. Vì thế việc cần làm là phải lành mạnh hóa mối quan hệ giữa bất động sản với tài chính, kinh tế, thay vì “ngăn sông cấm chợ”.


Siết tín dụng sẽ khiến nguồn cung nhà ở sụt giảm
Siết tín dụng sẽ khiến nguồn cung nhà ở sụt giảm

Cần siết tín dụng một cách có chọn lọc

Theo nhận định của ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Lê Thành, việc giá bất động sản không ngừng tăng cao trong 3 năm qua là câu chuyện của cung và cầu.

Cụ thể, thị trường bất động sản lúc này đang được người bán dẫn dắt. Họ chỉ bán những cái mình có, còn người mua phải mua tất cả những sản phẩm mà họ tung ra thị trường nên giá bán bị đẩy lên cao. Điều khó khăn là ngay cả các chủ đầu tư nếu muốn giảm giá cũng không hề dễ dàng vì giá đất trong thời gian 2 năm qua đã tăng lên gấp đôi, gấp ba, trong khi chi phí đầu vào hiện nay rất cao. Đáng nói là, khoản tiền thuế sử dụng đất của nhiều dự án bất động sản chưa được tính toán, nên doanh nghiệp không nắm được thông tin. Để an toàn hơn, đảm bảo tối ưu nguồn thu lợi nhuận, họ phải bán sản phẩm giá cao để trừ hao. Theo ông Nghĩa, thị trường bất động sản trong năm 2022 sẽ rất khó để giảm giá, dù có thể sẽ không còn “sốt” cao như những năm trước. Sớm nhất là đến thời điểm năm 2023, các vấn đề giải quyết sự khan hiếm nguồn cung mới có thể được tháo gỡ.


Cần siết tín dụng có lộ trình rõ ràng
Cần siết tín dụng có lộ trình rõ ràng

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) đưa ra nhận định, nếu kiểm soát quá chặt vốn tín dụng rất dễ khiến doanh nghiệp phải tạm dừng những hoạt động đầu tư. Vì vậy, không nên có biện pháp siết chặt các chính sách tín dụng, thay vào đó, các cơ quan quản lý cần phải xây dựng chính sách kiểm soát tốt với những dự án bất động sản tồn tại vấn đề như đầu cơ tích trữ, thu mua gom đất, thổi giá… còn lại thì nên khuyến khích. Đặc biệt, nên ưu tiên nguồn vốn vay dành cho các dự án đang trong quá trình triển khai, sắp đưa nguồn cung mới ra thị trường, có mức giá phải chăng, đáp ứng được tài chính của số đông người mua.

Theo chia sẻ của ông Đính, thông qua VNRea, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản trong thời gian gần đây đã liên tục phản ánh, than thở về tình trạng khó khăn nếu không thể tiếp cận được nguồn vốn duy trì hoạt động, điều này sẽ dẫn đến thị trường thiếu hụt nguồn cung, nếu tiếp tục kéo dài càng làm cho giá nhà đất tăng cao, cơ hội được tiếp cận với nhà ở của người dân sẽ giảm xuống. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản kiến nghị, việc kiểm soát nguồn vốn tín dụng cần phải có lộ trình rõ ràng, có rà soát, thẩm định đối với những dự án đủ điều kiện về  mặt pháp lý, đúng tiến độ.


Siết tín dụng sẽ khiến thị trường bất động sản "chao đảo"
Siết tín dụng sẽ khiến thị trường bất động sản "chao đảo"

Không nên thực thi chính sách siết nguồn vốn vào thị trường bất động sản bằng cách đánh đồng tất cả các dự án, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bất động sản nói riêng và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung. Ngành ngân hàng cần ưu tiên rà soát việc cấp tín dụng kịp thời đối với các dự án tốt, có chất lượng cao, có phương án kinh doanh hiệu quả khả quan, có khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng.

(Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước