meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiểm đếm tài sản trước khi thu hồi đất như thế nào?

Thứ hai, 24/10/2022-10:10

CÂU HỎI:

Gia đình tôi có một mảnh đất ở quê có 01 căn nhà cấp 4 cùng ao cá và vườn cây. Ngày 26/07/2021 tôi có nhận được thông báo của UBND xã về quyết định thu hồi một phần đất của gia đình tôi. Do gia đình tôi đang ở TP. HCM, lúc đó đang bùng dịch nên không thể về quê được. Đến ngày 26/08/2021, đại diện UBND xã, bên quản lý dự án và bên phát triển quỹ đất của huyện đã tiến hành kiểm đếm.

Vậy việc tiến hành kiểm đếm trên có đúng quy định hay không?

TRẢ LỜI: 

Luật sư Vũ Văn Biên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Kiểm đếm là một thủ tục phải thực hiện trước khi Nhà nước chính thức tiến hành việc thu hồi đất.

1. Thời điểm tiến hành công tác kiểm đếm

Trong thực tế, kiểm đếm đất đai được hiểu là công việc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2013 và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kế hoạch kiểm đếm cho người dân được biết:

-  Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp;

- Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.


Thời điểm tiến hành công tác kiểm đếm
Thời điểm tiến hành công tác kiểm đếm

2. Quy trình kiểm đếm thông thường

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013, việc kiểm đếm đất đai để lấy thông tin lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành như sau:

(1) UBND cấp tỉnh, huyện ra thông báo thu hồi đất (bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm).

(2) Thông báo được gửi đến cho từng hộ dân có đất bị thu hồi, họp phổ biến và niêm yết công khai tại UBND cấp xã để người dân được biết. 

(3) UBND cấp xã phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai.

(4) Người sử dụng đất phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm.

3. Quy trình kiểm đếm bắt buộc 

3.1. Thời điểm tiến hành

Điểm d khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013 quy định, nếu người dân không đồng thuận thực hiện kiểm đếm thì UBND cấp xã và ban bồi thường, GPMB phải tổ chức vận động, thuyết phục. 

Trong vòng 10 ngày kể từ khi được vận động, thuyết phục mà vẫn không được đồng ý thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất vẫn không thực hiện thì tiến hành cưỡng chế kiểm đếm.


Quy trình kiểm đếm bắt buộc 
Quy trình kiểm đếm bắt buộc 

3.2. Điều kiện cưỡng chế thi hành quyết định kiểm đếm bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật đất đai 2013 thì chỉ được tiến hành cưỡng chế kiểm đếm đất đai khi đáp ứng đủ 04 điều kiện:

- Người bị thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được vận động, thuyết phục;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã;

- Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.

Lưu ý: Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã phải lập biên bản.

3.2. Trình tự tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật đất đai 2013, việc cưỡng chế kiểm đếm được thi hành như sau:

(1) Đơn vị được giao nhiệm vụ cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.

(2) Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc.

(3) Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành thì mới được cưỡng chế.

4. Khiếu nại hoạt động kiểm đếm đất đai

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 và Điều 9 Luật khiếu nại 2011, trong trường hợp người bị thu hồi đất có căn cứ cho rằng kết quả kiểm đếm là không chính xác, kiểm đếm không đúng kế hoạch đã công khai, vi phạm thời hạn thông báo trước, cưỡng chế kiểm đếm sai quy trình… thì được khiếu nại đến cơ quan, người thực hiện, ra quyết định trong vòng 90 ngày, kể từ khi phát hiện sai phạm.


Khiếu nại hoạt động kiểm đếm đất đai
Khiếu nại hoạt động kiểm đếm đất đai

Trong vòng 10 ngày, kể từ khi nhận đơn thư khiếu nại, cấp có thẩm quyền phải thụ lý vụ việc và tiến hành đối thoại, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong tối đa 45 ngày tiếp theo (60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn).

Trong vòng 30 ngày, kể từ hạn chót giải quyết vụ việc nhưng chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, hoặc đã có nhưng không đồng ý, thì được khiếu nại tiếp lên cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án có thẩm quyền.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

53 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

53 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

53 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

53 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước