meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kế hoạch dạy học là gì? Các bước xây dựng kế hoạch dạy học thu hút học sinh

Thứ ba, 01/11/2022-16:11
Kế hoạch dạy học là gì? Đó là một sơ đồ được vạch ra sẵn nhằm hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên. Chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp sẽ giúp quá trình giảng dạy diễn ra một các thuận lợi và cũng giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tự lập kế hoạch để dạy học riêng cho bản thân mình một cách hiệu quả nhất.

Những yếu tố cần xác định trước khi lập kế hoạch dạy học là gì? 

Muốn lập kế hoạch dạy học tốt, bài bản thì đầu tiên bạn cần xác định các yếu tố quan trọng sau:

  • Mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên là gì?
  • Hoạt động dạy và học của thầy và trò được tiến hành ra sao?
  • Phương pháp kiểm tra, đánh giá độ hiểu bài học sinh, sinh viên sau khi học.

Thực hiện theo 3 yếu tố trên để định hướng việc học ngay từ ban đầu. Khi xác định được các mục tiêu cụ thể cho việc học, giáo viên cũng sẽ xác định được bản thân cần phải dạy những gì, hoạt động nào sẽ được thực hiện trên lớp. Và cuối cùng là đánh giá lại mức độ tiếp thu và áp dụng kiến thức vào bài tập của học sinh, sinh viên sau khi học xong. 


Kế hoạch dạy học là gì? 
Kế hoạch dạy học là gì? 

Các bước lập kế hoạch dạy học là gì? 

Sau khi đã biết các yếu tố cần xác định khi xây dựng kế hoạch dạy học là gì? Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước lập kế hoạch dạy học. Những giáo viên mới vào nghề thường rất bỡ ngỡ, không biết lập kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp. Thật ra, việc xây dựng kế hoạch dạy học không quá khó khăn như bạn tưởng. Tất cả mọi bản kế hoạch đều được lập dựa trên các bước dưới đây: 

Xác định mục tiêu học tập

Bước đầu tiên khi xây dựng kế hoạch dạy học là gì? Đó chính là xác định mục tiêu học tập, đây cũng là bước vô cùng quan trọng. Bất cứ một kế hoạch nào cũng phải xác định mục tiêu đầu tiên. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn học sinh, sinh viên của mình học được trong buổi học và môn học đó. Xác định đúng được mục tiêu sẽ đưa kế hoạch đi đúng hướng, hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập. Mục tiêu được xác định này phải là mục tiêu chung của cả tập thể lớp học.

Để xác định mục tiêu cho việc học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Chủ đề cụ thể của buổi học à gì?
  • Học sinh, sinh viên phải hiểu được những nội dung nào trong buổi học?
  • Học sinh, sinh viên sẽ hiểu được gì sau khi kết thúc buổi học?
  • Giá trị cốt lõi của buổi học mà học sinh, sinh viên cần nắm được là gì?

Xác định những gì quan trọng và thiết yếu là điều cần thiết khi lập kế hoạch giảng dạy. Từ đó, bạn sẽ biết được cái gì quan trọng và không quá quan trọng. Điều này sẽ vô cùng hữu ích khi thời gian giảng dạy ít ỏi hoặc trong những tình huống đặc biệt.


Xác định mục tiêu học tập là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng 
Xác định mục tiêu học tập là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng 

Xây dựng nội dung phần giới thiệu

Sau khi đã có mục tiêu, bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch dạy học là gì? Đó là phần giới thiệu. Giới thiệu một cách sáng tạo sẽ kích thích sự hứng thú của học sinh, sinh viên. Điều này cũng giúp giáo viên xem xét mức độ am hiểu về chủ đề bài học của tập thể lớp học.

Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thu hút học trò của mình. Ví dụ như: tình huống ứng dụng thực tế, câu chuyện, ví dụ thực tế, sự kiện lịch sử, video clip ngắn, câu hỏi thăm dò,... Khi hiểu hơn về độ am hiểu của các em về chủ đề, bạn cũng sẽ biết nên tập trung dạy những gì.


Phần mở đầu hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh 
Phần mở đầu hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh 

 Xây dựng nội dung chính của buổi học và các hoạt động dạy học

Tiếp theo là phần nội dung chính trong buổi học. Bạn nên chuẩn bị nhiều cách để giải thích tài liệu nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, sinh viên một cách. Điều quan trọng cần chú ý khi lập kế hoạch dạy học là gì? Khi lập kế hoạch, bạn cũng phải ước tính thời gian cụ thể cho từng hoạt động để đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung trọng tâm đến các em.

Ở bước này, chủ yếu dựa vào chuyên môn, nghiệp vụ và sự chuẩn bị bài học của giáo viên. Để có thể phát triển nội dung giảng dạy tốt, nên tham khảo thêm một số cách giảng bài hiệu quả từ những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, việc học thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của học sinh, sinh viên trong lớp học.


Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là yếu tố không thể thiếu ở một người giáo viên
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là yếu tố không thể thiếu ở một người giáo viên

Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của sinh viên

Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh, sinh viên. Chuẩn bị các câu hỏi để kiểm tra mức độ tập trung cũng như tiếp thu bài giảng của học trò. Dự đoán các câu trả lời của sinh viên và cách bạn đối đáp lại.

Khi lập kế hoạch dạy học, hãy quyết định những câu hỏi nào hữu ích cho bài học. Những câu hỏi nào có thể dùng hỏi cá nhân, câu nào cho các hoạt động nhóm, cho cả tập thể lớp. Quyết định xem sẽ cho học sinh trả lời miệng hay làm bài tập giấy. 


Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu của học trò để giảng lại sao cho dễ hiểu 
Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu của học trò để giảng lại sao cho dễ hiểu 

Xây dựng kết luận

Giáo viên cần đưa ra kết luận khi kết thúc tiết học. Việc tổng kết lại nội dung bài học sẽ tổng hợp các kiến thức chính. Điều này giúp học sinh, sinh viên có động lực để ôn tập kiến thức khi ở nhà và còn có thể giúp học sinh, sinh viên hứng thú chờ đón bài học tiếp theo.

Cuối cùng là đánh giá, kiểm tra lại nếu người kết luận buổi học là học trò của mình. Từ đó đưa ra những hướng dẫn ôn tập kiến thức khi ở nhà. Đồng thời gợi mở về buổi học sau bằng nhiều cách khác nhau như: giới thiệu sơ lược về bài học kế tiếp, đưa ra một số câu hỏi để các em tự nghiên cứu trước ở nhà,…

Ước lượng thời gian dạy học thực tế

Bước cuối cùng trong xây dựng kế hoạch dạy học là gì?

Rất có thể thời gian của tiết học sẽ không đủ cho tất cả hoạt động trong bản kế hoạch của bạn. Vì thế, bước cuối cùng phải làm là ước lượng thời gian dạy học thực tế diễn ra trên lớp. Tùy thuộc vào mỗi lớp và khả năng tiếp thu của từng em mà thời gian giảng dạy sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Dòng thời gian thực tế sẽ giúp bạn linh hoạt và sẵn sàng thay đổi kế hoạch khi gặp những tình huống không lường trước.


Ước lượng thời gian thực tế sẽ giúp bạn linh động hơn trong quá trình giảng dạy 
Ước lượng thời gian thực tế sẽ giúp bạn linh động hơn trong quá trình giảng dạy 

Lời kết 

Lập kế hoạch giảng dạy không hề khó như bạn nghĩ. Hãy thực hiện theo những bước trên để tạo ra một kế hoạch cụ thể nhất. Từ đó, áp dụng vào thực tế và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch để nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của các em học sinh, sinh viên. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu được kế hoạch dạy học là gì và nắm rõ các bước để xây dựng kế hoạch dạy học tốt nhất. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước