Cách lập kế hoạch giảng dạy bài học chất lượng
BÀI LIÊN QUAN
Flashcard là gì? Cách sử dụng Flashcard đơn giản và hiệu quả nhấtFellowship là gì? Tìm hiểu về học bổng fellowship cho người đi làmNhững việc cần chuẩn bị để lập kế hoạch giảng dạy hoàn hảo
Giáo viên cần lập được kế hoạch giảng dạy khi bài học chưa diễn ra để định hướng ngay từ đầu cho học sinh, sinh viên của mình sẽ học những gì và bản thân họ cần làm những gì để việc giảng dạy bài học có thể mang lại những giá trị kiến thức hiệu quả nhất cho người học trong thời gian lên lớp.
Muốn chuẩn bị cho kế hoạch bài giảng đạt được những mục tiêu quan trọng thì nhiệm vụ đầu tiên của bạn cần phải làm đó chính là xác định mục tiêu học tập, sau đó tiến hành thiết kế lên những hoạt động cần thiết sẽ diễn ra trong buổi học sao cho phù hợp với hoàn cảnh cũng như luồng kiến thức và phù hợp với sự tiếp nhận của người học.
3 yếu tố được xác định là mấu chốt làm nên thành công cho bài giảng của giáo viên gồm:
- Mục tiêu của việc học từ phía học sinh, sinh viên
- Thực hiện các nhiệm vụ: dạy - học của người dạy và người học
- Phương pháp kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận tri thức của người học
Tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng cần phải đảm bảo đưa ra được 3 yếu tố trên vào kế hoạch giảng dạy thì mới có thể đạt được chất lượng theo mục tiêu lớn nhất đã đặt ra. Khi nhận định rõ được những mục tiêu cụ thể giúp người học đi đúng hướng trong việc tiếp nhận các kiến thức thì cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể xác định được những hoạt động nào sẽ được thực hiện trong quá trình dạy học.
4 bước quan trọng giúp việc lập kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất
Thông thường, người mới bước chân vào nghề sẽ cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng giáo án huống hồ là lập cả một bản kế hoạch lớn cho toàn bộ quá trình của buổi học. Vậy, để bước qua giai đoạn đầu tiên này, bạn cần phải nắm chắc 4 bước cần thiết để xây dựng được quá trình lập kế hoạch giảng dạy hoàn hảo. 4 bước này còn được sử dụng trong suốt những chặng đường sự nghiệp sau này của bạn nên ngay từ bây giờ hãy nắm bắt nó và thành thạo nó bạn nhé!
Xây dựng mục tiêu học tập
Hãy tính toán xem bạn muốn học trò của mình học được những kiến thức gì. Bản chất của bước này chính là giáo viên sẽ tham gia vào việc hỗ trợ học sinh xác định đúng các mục tiêu học tập cần thiết và phù hợp với bản thân. Bạn cần xác lập được một hệ thống nội dung đáp ứng được nhu cầu của tất cả người học và những nội dung này có khả năng khơi dậy mục đích học tập của từng người, đồng nghĩa với việc yếu tố tác động của bạn phù hợp với không chỉ một vài người mà phải kích thích được cả lớp học.
Thực hiện được điều này quả thật không hề dễ dàng, bởi có quá nhiều học sinh trong cùng một lớp cần bạn hỗ trợ xác định mục tiêu. Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả nhất:
- Chủ đề buổi học của bạn là gì?
- Bạn muốn dạy những gì cho học trò của mình?
- Khi nội dung bài giảng kết thúc, bạn muốn học sinh hiểu được những giá trị nào và làm được gì?
- Giá trị cốt lõi của mỗi buổi học mà sinh viên cần đạt được là gì?
Trong quá trình phác thảo các mục tiêu học tập mà bạn muốn học sinh đạt được, hãy đặt rõ các xếp hạng cho chúng dựa trên nguyên tắc của các cấp độ quan trọng. Việc làm này sẽ giúp bạn quản lý, tận dụng được toàn bộ quỹ thời gian trong giờ học, nhất là khi bạn chỉ có một lượng thời gian ngắn để hoàn thiện việc dạy học. Lúc này, cần trả lời ngay một số câu hỏi sau:
- Bạn muốn học sinh của mình nắm bắt được điều gì nhất trong 3 yếu tố: Khái niệm, ý tưởng và kỹ năng.
- Tại sao 3 yếu tố này lại được cho là quan trọng nhất mà học sinh cần phải tiếp nhận được?
- Nếu trong trường hợp gần hết thời gian giảng dạy thì yếu tố nào cần được bảo toàn để hoàn thiện hơn những yếu tố còn lại?
- Nếu bị ép thời gian, yếu tố nào nên bỏ qua?
Phát triển nội dung giới thiệu bài giảng
Ở giai đoạn này, khi bạn đã xác lập được mục tiêu quan trọng theo các cấp độ quan trọng thì có thể chuyển sang nhiệm vụ thiết kế chi tiết hoạt động sẽ tiến hành trên lớp, các hoạt động này cần phải đảm bảo cho người học có thể hiểu sâu bài học và áp dụng chúng một cách hiệu quả trong thực tiễn. Bạn có rất nhiều học sinh và mỗi người sẽ có những cách và mức độ tiếp thu khác nhau trong cùng một phương pháp bạn áp dụng. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải sử dụng các câu hỏi, thiết kế những hoạt động cụ thể để dễ dàng trong việc đánh giá kiến thức của người học.
Chẳng hạn, bạn có thể áp dụng câu hỏi mang tính thăm dò để mở đầu cho bài giảng như: “Có bao nhiêu bạn ngồi đây đã nghe nói tới A? Hãy nói cho cô và các bạn khác nghe”. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu thông qua cách thu thập thông tin một cuộc khảo sát trực tuyến chẳng hạn. Những ý kiến được đến từ phần đông học sinh sẽ giúp ích cho bạn định hình được nên giới thiệu bài giảng như thế nào và triển khai nó đi theo hướng nào.
Phát triển nội dung giới thiệu bài giảng
Thông thường người ta thường phải tạo được sự sáng tạo trong cách giới thiệu chủ đề thì mới có thể kích thích được sự quan tâm của người học, đồng thời cũng giúp thúc đẩy khả năng tư duy của học sinh, sinh viên. Để sáng tạo, bạn nên dùng nhiều phương pháp kết hợp với nhau để tăng thêm sức cuốn hút, ngay phần mở đầu có hấp dẫn thì sinh viên, học sinh mới tạo được tâm thế tập trung cho những điều bạn giảng dạy.
Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể xây dựng một kế hoạch giới thiệu hoàn hảo. Bạn có thể tiến hành giới thiệu bài giảng thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
- Cách để kiểm tra sinh viên có chút kiến thức liên quan gì đến chủ đề giảng dạy hay không, hoặc kiểm tra xem họ có suy nghĩ gì về vấn đề đó?
- Những ý tưởng phổ biến nào thường được áp dụng cho chủ đề này mà học sinh đã quen thuộc?
- Bạn sẽ giới thiệu chủ đề như thế nào?
Lập một kế hoạch cụ thể cho các hoạt động học tập
Đây là bước quan trọng nhất bởi bạn sẽ xây dựng nội dung chính cho bài học muốn truyền tải. Bạn cần có sự chuẩn bị sẵn sàng những cách đa dạng để giải thích cho mỗi nội dung bạn nhắc tới, nói đúng hơn là có dẫn chứng cụ thể để lý thuyết luôn được hình dung dễ dàng. Chẳng hạn, có thể sử dụng các ví dụ từ thực tế, các vấn đề tương tự liên quan hay hình ảnh minh họa…, như thế sẽ tăng được khả năng thu hút sự chú ý của người học hơn, đồng thời cũng xác định được phong cách học tập và tiếp thu của học sinh.
Khi lập kế hoạch cho bước này, bạn lưu ý phải ước tính được thời gian cần đáp ứng cho mỗi hoạt động để đủ khung thời gian của buổi học, quan trọng hơn là truyền tải đủ lượng kiến thức cho học sinh. Hãy kịp thời xây dựng đa dạng các hoạt động để có thể thảo luận hoặc giải thích cho học sinh hiểu rõ vấn đề hơn.
Để thực hiện và đạt những mục tiêu trên không phải là điều đơn giản, vì vậy, bạn cần cẩn trọng đi từng bước một. Để có những bước đi hiệu quả, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Bạn sẽ làm gì để có thể giải thích chủ đề bài giảng một cách hiệu quả?
- Bạn minh họa thành công chủ đề bằng cách nào?
- Dùng cách gì để thu hút sự quan tâm, tò mò của học sinh vào chủ đề?
- Nên đưa vào những ví dụ, dẫn chứng, tình huống thực tế hay hình ảnh nào để người học dễ dàng tiếp nhận được chủ đề?
- Để hiểu chủ đề bài học thì học sinh cần phải làm gì?
Lập kế hoạch kiểm tra sự hiểu biết của người học
Sau khi thành công ở bước giải thích, minh họa chủ đề thì bạn cần phải kiểm tra lại xem học sinh có thực sự hiểu đúng vấn đề hay không? Lúc này, bạn có thể sử dụng những câu hỏi có tác dụng kiểm tra lại kiến thức mà người học đã tiếp thu. Hãy viết vào kế hoạch giảng dạy để khi bài học tới giai đoạn này thì bạn có thể hỏi học sinh mà không phải mất thêm thời gian suy nghĩ. Đồng thời, cũng dự đoán trước các câu trả lời của học sinh để điều hướng tốt mọi tình huống.
Một số câu hỏi bạn nên cân nhắc:
- Những câu hỏi đắt giá nào có thể kiểm tra được sự hiểu biết của người học?
- Làm gì để chứng minh bản thân người học đang học hiệu quả?
- Đâu sẽ là hoạt động có thể thực hiện để kiểm tra được các mục tiêu đề ra?
Tổng kết
Bên trên là 4 bước quan trọng để bạn có thể tạo nên một bài giảng chất lượng. Việc kết luận bài giảng cũng quan trọng không kém gì phần mở đầu. Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng những ai đang hoạt động trong ngành giáo dục cũng như trực tiếp giảng dạy sẽ có thêm kinh nghiệm và bí quyết để thiết lập kế hoạch giảng dạy chất lượng, hiệu quả.