IMF: Tránh suy thoái kinh tế là một việc hết sức khó khăn nhưng Mỹ sẽ làm được
BÀI LIÊN QUAN
IMF: Nền kinh tế Mỹ có thể né được một cuộc suy thoái kinh tế trong gang tấcIMF dự báo 5 năm nữa GDP Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam ÁDự báo của IMF: Việt Nam sẽ nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á trong 3 năm tớiNgày 12/7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế Mỹ (IMF) đã cảnh báo rằng việc tránh một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, một lần nữa dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục cắt giảm trong năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, IMF tin rằng, Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái kinh tế.
Theo nguồn tin của Reuters, IMF đưa ra dự báo tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% trong năm 2022, giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng 2,9% được đưa ra hồi cuối tháng 6. Cơ sở cho động thái này của IMF là do những dữ liệu gần đây cho thấy, tiêu dùng của người Mỹ đang dần yếu đi.
Ngoài ra, IMF cũng giảm dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2023 còn 1% từ mức 1,7% được đưa ra hồi tháng 6. Vào thời điểm đó, IMF đã có cuộc gặp gỡ với giới thức Mỹ để đưa ra đánh giá hàng năm về chính sách kinh tế của nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Việc IMF cắt giảm triển vọng này phản ánh con số tăng trưởng đang được điều chỉnh giảm của GDP nước Mỹ trong quý 1, cộng với sức tiêu dùng tiêu trong tháng 5.
Trong quý đầu năm nay, GDP của Mỹ đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước - tính theo số liệu hoàn chỉnh và sâu hơn so với những gì dữ liệu sơ bộ đưa ra - trong khi tiêu dùng của của tháng 5 chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số đánh giá được đưa ra gần đây cho thấy, nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm trong quý 2 năm nay, đồng nghĩa nước Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật.
Theo báo cáo vừa đưa ra, IMF nhấn mạnh, những thách thức mà nền kinh tế số một thế giới này cần vượt qua bao gồm lạm phát cao, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mạnh tay nâng lãi suất để có thể kiểm soát lạm phát. Định chế có trụ sở nằm ở Washington cho biết, việc lạm phát tăng trên diện rộng "đặt ra rủi ro hệ thống cho cả Mỹ và nền kinh tế toàn cầu".
Báo cáo của IMF đưa ra khuyến nghị: "Chính sách ưu tiên bây giờ phải là nhanh chóng kiềm chế sự tăng lương và giá cả mà không gây ra suy thoái kinh tế. Đây chính là một nhiệm vụ khó khăn".
Theo IMF, đến quý 4/2023, chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed có thể đưa lạm phát ở Mỹ về mức 1,9% so với mức lạm phát được dự báo là 6,6% trong quý 4 năm nay. Sự thắt chặt tiền tệ của Mỹ đã kéo tụt tăng trưởng của nước này, tuy nhiên IMF vẫn đưa ra dự báo rằng Mỹ sẽ tránh được một cuộc suy thoái kinh tế.
Ông Andrew Hodge, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực bán cầu Tây của IMF nhận định trong một bài blog rằng, các đợt Fed nâng lãi suất và việc Chính phủ Mỹ giảm bớt chi tiêu sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng tiêu dùng ở Mỹ giảm về "khoảng 0% vào đầu năm 2023", giúp chuỗi cung ứng giải tỏa được sức ép.
Ông Hodge nói: "Sự giảm tốc của nhu cầu sẽ khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên khoảng 5% vào cuối năm 2023, khiến cho tiền lương tăng giảm đi".
Trong phần đề xuất chính sách cho Chính phủ Mỹ, IMF kêu gọi việc thông qua các đề xuất chi tiêu cho khí hậu cùng với xã hội của Tổng thống Mỹ Joe Biden vốn đang bị trì trệ. IMF cho rằng, các kế hoạch chi tiêu này có thể làm gia tăng số người tham gia lực lượng lao động, sẽ giải tỏa được lạm phát đồng thời thúc đẩy sự dịch chuyển sang nền kinh tế ít cacbon hơn.
Ngoài ra, IMF còn khuyến nghị Mỹ rút lại các hạn chế thương mại và thuế quan áp dụng trong 5 năm qua. Nội dung này của IMF được cho là đề cập đến vấn đề thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc và thuế quan áp lên nhôm, thép và một số sản phẩm khác có từ thời Tổng thống Donald Trump và chính quyền ông Biden vẫn đang duy trì.